Chữ nôm ta có tự bao giờ và ai sáng chế ra chữ ấy
Bao nhiêu nhà sử-học đã ra càng nghiên-cứu về vấn-đề này, mà vẫn chưa giải-quyết được một cách rõ-rệt và khúc-triết, Lắm nhà học-giả đồ rằng chữ tôm ta do Nguyễn Thuyên đời Trần nhân-Tôn đặt ra. Nhưng có người lại bác thuyết ấy, viện lẽ rằng quốc-sở chỉ nói Nguyên Thuyên giỏi về nghề thơ phú quốc-âm, khiến cho nho-sĩ đời ấy bèn đua nhau bắt-chước làm lối văn nôm, chớ chưa từng ghi rõ Nguyễn Thuyên đặt ra chữ nôm. Vả lại, đời Trần đã có phong-trào làm văn nôm, ắt bấy giờ thứ chữ quốc-âm để ghi chép lối văn ấy đã tới thời-kỳ phát-đạt. Một thứ chữ mới phôi thai, hẳn chưa thể rút ngắn thời-giờ mà phát đạt ngay được.
Văn-chương là để tô-điểm cái ý-nghĩ tự trong tâm-can mà ra nếu chưa có một thứ chữ riêng để ghi-chép cái ý-nghĩ ấy, để gọt dũa cái ý-nghĩ ấy, thì văn-chương không thể tinh-tiến được. Bởi thế, họ mới tưởng-tượng đi ngược trở lên hồi Bắc-thuộc, nghĩ ngay đến Sĩ-Nhiếp là một viên quan thái-thú tàu cai-trị ở Long-biên, đã từng đem Thi-Thư mà dạy-dỗ dân ta. Người ta bèn đoán rằng chắc Sĩ-Nhiếp phỏng theo âm vận chữ hán mà đặt chữ nôm đề phiên-dịch những Kinh Truyện của Tàu.
Thuyết này mới nghe, tưởng cũng như có lý. Song xét cho kỹ, tuyệt nhiên không có một căn-cứ gì bảo rằng Sĩ-Nhiếp là thủy tổ chữ nôm cả. Sĩ Nhiếp, tuy 6 đời di-cư sang đất Việt, vốn là người trung-hoa. Được cử vào khoa hiếu-liêm, bổ chức thượng thư lang ở bên Tàu, kế lại được cử vào khoa mậu-tài, Nhiếp bấy giờ mới bị bổ sang làm chức thái-thú ở quận Giao-chỉ. Nhiếp hoàn-toàn là một viên quan tàu. Sử chỉ chép rằng Sĩ-vương thông hiểu kinh Thi, kinh Thư, giải nghĩa rất rõ về kinh Xuân Thu, chưa từng nói đem những Kinh Truyện ấy ra dạy dân ta bao giờ. Đoạn tiển-sử của Sĩ thái-thú ghi rất tường-tận, sử ta toàn chép theo sử tàu. Người tàu vốn hay tự tôn đại, không bỏ sót một cái công nhỏ mà không biên. Huống chi một việc sáng-chế ra chữ nôm, một thứ chữ của cả một dân-tộc, không khi nào họ không nói tới . Suy những lẽ như thế, ta có thể quyết rằng Sĩ-Nhiếp không phải là thủy-tổ chữ nôm ta.
Vậy đã không phải Hàn Thuyên (tức Nguyễn-Thuyên), lại không phải Sĩ-Nhiếp, thì ai sinh ra chữ nôm? Nếu cứ lấy chứng-cớ xác-thực làm định luận, thì ở sử ta, hay sử tàu, về vấn-đề chữ nôm, mịt-mù không có chỗ nào mà khoả cứu. Nếu bảo tìm những di-tích ở bia cổ, ở thành-quách lăng miếu đời xưa, thì lại càng khó bói ra được lấy một chữ nôm, vì chữ nôm ta vốn vẫn coi như thứ chữ của hạng dân đen, hạng ít học. Những bia, những lăng, những miếu kia thường là di-tích riêng của lớp người quí-phái, mà phần nhiều là của quan-lại tàu, có đâu lại biên khắc một thứ chữ rẻ rúng
Luận-lý – Vậy nay ta phải lấy lý mà luận. Một dân-tộc như nước ta đã có riêng một thứ tiếng, tất lúc mới nhóm thành bộ-lạc, cũng có riêng một thứ chữ thô-sơ. Thứ chữ ấy cũng đại đồng tiểu dị như thứ chữ của dân mán dân mường vùng thượng-du nước ta bây giờ. Có điều thứ chữ ấy không nhiều, nguệch-ngạc thiển cận chỉ đủ dùng theo trình-độ dân hèn thấp lúc bấy giờ. Dần-dần dân ta hấp thụ được văn-minh của Trung hoa, cách sinh-hoạt hàng ngày càng tiến, thì lối chữ thô-sơ, bị đào-thải lần lần, rồi tiêu-diệt hẳn bên cạnh thứ chữ hán nó có đủ tính-cách, đủ hiệu-lực để giáo
hóa trong quốc-dân. Chữ hán bắt đầu truyền-bá sang nước ta vào khoảng cuối đời nhà Triệu, rồi lan khắp trong xứ vào đời cai-trị của hai thái-thú Tích-Quang và Nhâm-Diên. Đến đời Sử-vương, thì hán-học đã thịnh hành ở nước ta rồi vậy.
Song lẽ, trong bốn hạng dân, chỉ có hạng khá-giả mới làm nổi được bực “sĩ”. Hạng “sĩ” này, có người hán -học uyên-bác, cũng được cử vào khoa hiếu -liêm, khoa mậu-tài, và được bổ làm quan cho chính-phủ tàu, như bọn Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng và anh em Khương-Công Phụ. Còn ba hạng đàn: nông, công, thương thì đành chịu ở trong vòng ngu-tối.
Giữa lúc ba hạng dân kia đương ở trong cảnh ngu-độn, trong không có văn-giáo, ngoài không có tôn-giáo, mà hạng sĩ sô đẩy nhau theo học chữ hán để mong được địa-vị cao quí hơn như làm lại nhỏ ở nha môn, hay đình-trưởng ở làng xóm, thì đạo Phật lần lần truyền qua bờ cõi ta.
Có những tăng-đồ người tàu thông-thuộc tiếng việt sang giảng đạo. Rồi có những hạng sĩ thâm hiểu hán-học ở nước ta, cũng mộ đạo quy-y. Vì thế, Phật-giáo truyền sâu vào lớp bình dân mau chóng lắm.
Đời Ngũ-đại, Khổng-giáo chưa thịnh-hành. Ảnh-hưởng của Phật-giáo tràn-lan khắp nước Tàu. Nước ta là một nước nhỏ cạnh, rất dễ bị hấp-dẫn. Chẳng bao lâu, dân-gian đều tín-mộ đạo Phật. Hồi nhà Đường, theo như sách “Kiến văn tục” của Lê Quý-Đôn, nước ta đã có bốn vị cao tăng sang Tàu, họa thơ với những thi-hào ở bên ấy.
Khi Phật-giáo đi khắp dân gian nước ta, có những bọn thầy tu đi thuyết pháp và cũng giàng. Trong phép cúng giàng độ cho chúng-sinh tật khổ, thường có những lá điệp, tức như những lá sớ, hay là ở bài-văn phát-nguyện, có biên rõ tên tín chủ là ai, trú- sở ở đâu, phát tâm phụng thỉnh Chư Phật tế độ.
Trong lớp bình dân, tên họ có đâu được hoa-mỹ như những lớp có văn học. Hoặc tín-chủ tên là Nguyễn-Văn-Keo hay là Trương-thị-Cá, quán tại xóm Giếng, thôn Bà-ngô, hay là làng Ả-đầu, huyện Tiên-lữ, v, v… Tất nhiên bọn tăng-đồ phải nghĩ ra một thứ chữ để ghi những danh-hiệu đó. Ấy đó, chữ nôm ta phát-sinh ra từ đó.
Kể đến thư-từ đi lại, hoặc bởi bọn tăng-lữ kém học trao-đổi cho nhau, hay bởi dân-gian nhờ bọn ấy viết hộ, đề gửi cho thân thuộc. Thế là chữ nôm thành thông dụng, dần-dần lan khắp các châu-trấn, Những bọn nha-lại ta cũng theo đó, viết trát cho kỳ-dịch, cho đình-trưởng. Từ quan cho đến dân, lấy chữ này làm môi-giới, trên bảo dưới hiểu, việc cai-trị vì thế được ổn-thỏa. Song, nó chỉ là một thứ chữ của hạng kém học, nên phái túc-nho vẫn khinh thường không thèm dùng.
Cái cớ mà bọn tăng-lữ ấy chữ hán suy đặt ra chữ nôm là ở một lẽ rất dung-dị, do sự tinh-nghiệm mà ra. Có những kinh Phật chữ phạn, đan cử như kinh Lăng-nghiêm cũng do tăng-đồ bên Tàu chuyển biên sang một thứ chữ nôm Trung-quốc theo Âm thanh phạn-ngữ. Nhân đó các nhà sư bên ta, vì sự cần dùng nên cũng theo gương đó, mô phỏng chữ hán tạo chế ra chữ nôm. Sự đó rất tự-nhiên. Chỉ do hoàn-cảnh, thời thế, nhu-dụng nó xui khiến, mó bức-bách mới này nở ra một thứ chữ quốc-âm vậy.
Có thuyết nói rằng: xưa ta đọc chữ hán theo giọng quan-thoại Tàu, dần dần về sau, nó hóa-theo thanh âm của ta, nên sai lầm giọng đọc cũ. Nếu lấy chứng ở sử sách, thì thuyết này không đúng, vì từ Hán đến Tống đã cách xa 80 năm, mà sử nhà Tống là Lý Giác sang đáp lễ vua Lê Đại-Hành, vua sai nhà sư Đỗ Thuận đem thuyền đón ở sông Sách-giang. Khi đi thuyền, Giác thấy có đội ngỗng lội trên mặt nước, liền ngâm một câu rằng: “Nga nga, lưỡng nga nga,ngưỡng diện hướng thiên nha”. Nhà sư Thuận vừa bơi chèo, vừa ngâm tiếp: “Bạch mao phô lực thủy, hồng trạo bãi thanh ba”. Giác nghe, lấy làm kinh dị.
Tôi dẫn mấy câu thơ này để tỏ ra rằng dù đến đời Đường mà chữ Hán người Tàu đọc lên, người nước ta cũng vẫn hiểu được. Lấy cớ ấy mà suy-xét, thanh âm chữ Hán như giọng chúng ta đọc ngày nay cũng không sai lạc lúc sơ thủy là mấy. Vậy chữ nôm ta, phỏng theo âm vận chữ Hán quyết là phát nguyên từ lúc đạo Phật đã có ở nước ta rồi.
Chứng cứ – Có thuyết nói chữ nôm ta có từ hồi Hán thuộc, do ở sử Tàu có chỗ chép: “dân An-nam gọi vua là bì liên, tức là ‘bề trên’” viết theo lối nộm ta. Có thuyết lại nói chữ quốc-Âm ta có từ đời Phùng-Hưng, do ở chữ “Bố Cái đại-vương” mà dẫn chứng. Hai thuyết này nói cũng cận lý. Có lẽ chữ nôm nảy mầm từ cuối nhà Hán, mà lưu hành ở đời Phùng đại-vương. Đời Phùng đại-vương, nước ta thuộc Đường, chính là lúc đạo Phật truyền-bá sang nước ta vậy.
Hãy gác bên chứng-cớ ở sử Tàu đi, ta đọc lại sử-ký bản-kỷ của ta, tất ta sẽ nhận thấy ở Đinh-kỷ, đã có chép những chữ “Chiêm thành”, chữ “Chiêm nhân”, Chiêm-thành là thành Chàm, Chiêm-nhân là người Chàm. Lý Thái tôn kỷ chép rằng: “Phong Chiêm-thành tiết-phụ Mị-Ê”, nghĩa là phong cho người vợ tiết nước Chàm tên là mệ Ê “Mệ” là tiếng trong Thuận-huế, chỉ hạng phi-tần. Lý Thần Tôn kỷ mục nói về Đạo Hạnh, có chép rằng: “Đạo Hạnh qui Sài-am”. ‘Sài-am’ là chùa Thày. Lý Anh Tôn kỷ, mục nói về Thân Lợi làm phản, có câu rằng : “Lợi bôn Lương-châu” ‘Lương châu’ tức là xứ Lạng.
Ta hãy tạm kể vài chứng-cớ ở Định-kỷ, Lý-kỷ, đủ rõ rằng ở những thời đại ấy, chữ nôm đã được thông dụng lắm, có đâu đợi đến đời Trần.
Đời Trần, bọn thược nho, mà Hàn Thuyên làm lĩnh-tụ, đã biết trọng chữ quốc-âm, biên chép lối văn nôm bằng thứ chữ ấy, để sĩ thứ phụ-họa.
Đến lúc văn nôm viết bằng quốc âm đã được nhiều người tán-thành, thì có văn nôm lẫn chữ nôm, đã ở thời kỳ phát đạt rồi còn chi nữa !
Thậm chí đến cuối Lê Nguyễn Huệ viết thư cho La-sơn phu-tử theo như nguyên bản mà ông Hoàng Xuân Hãn đã triển-lãm ở khu Tàng cổ Maurice Long kỳ hội chợ vừa rồi. (Coi T,T. số 35, trang 2-3,) cũng đệm vừa nôm vừa chữ, đọc lên rất ngô-nghê. La-sơn phu tử là tay cự-nho đời Hậu Lê mà Nguyễn Huệ còn gửi bức thư nửa nôm nửa chữ như thế, phương chị tự đời xưa, hoặc khi Bắc-thuộc, hoặc hồi tự trị, thì bề trên thông đạt xuống bề dưới, tất thế nào cũng phải có một thứ chữ làm môi-giới, cho phần đồng dễ hiểu. Thứ chữ đó không phải là chữ nôm, thì phỏng còn dùng chữ gì !.
Kết luận – Chữ nôm là do các nhà tăng-lữ hoặc bản-quốc hoặc Trung-quốc sáng chế ra, sau khi đạo Phật đã truyền-bá, sang nước ta vào khoảng cuối Ngũ-Đại, đầu đời Đường, cũng như chữ quốc ngữ ngày nay là do các nhà truyền-giáo Thiên chúa sáng chế ra, sau khi đạo Gia-tô đã nhuần thấm vào đất Việt, cuối đời Lê đầu đời Nguyễn.
LIÊN GIANG