CHIỀU THU Ở NÚI thơ Vương Duy
Nguyên văn chữ hán
空山新雨後,
Không sơn tân vũ hậu,
天氣晚來秋。
Thiên khí vãn lai thu.
明月松間照,
Minh nguyệt tùng gian chiếu,
清泉石上流。
Thanh tuyền thạch thượng lưu.
竹喧歸浣女,
Trúc huyên quy cán nữ,
蓮動下漁舟。
Liên động há ngư chu.
隨意春芳歇,
Tuỳ ý xuân phương yết,
王孫自可留。
Vương tôn tự khả lưu.
Sơn cư thu minh
Chúa giải
Bài này, tác giả Vương Duy tả những cảnh mắt thấy sau trận mưa thu trong khi ở núi:
Núi lâng lâng vì đã tắm một trận mưa mới. Khi trời, tối đến,
mát dịu, đượm hơi thu. Khe những nhánh thông già, gieo giắc ánh trăng vàng chỗ thưa, chỗ nhạt. Suối trong vắt, sau khi “ uống ” no nước mưa róc rách chảy qua những hòn đá nhẵn thín lồm ngồm “ bò ” trong lòng suối.
Dưới bóng trúc cựa cót két, cô gái đi giặt lững thững ra về. Chiếc thuyền câu lách vào khe những lọng sen xanh sậm già cằn, làm cho lá và hoa rung rinh lay động.
Hai câu kết, ý nói cảnh chiều thu ở trong núi đã thú và vừa ý như thế, thì dầu cái hương vị mùa xuân cỏ hết chăng nữa, khách Vương tôn cũng có thể cứ ở lại mà quấn quít lấy đá, lấy trúc, lấy thông, lấy suối trong, trăng đẹp…
Cùng hai chữ “ xuân phương ” này. Lương Nguyên Đế đã có dùng trong câu thơ: “ Xứ xứ xuân phương động ”. (Chốn này chốn khác, hoa xuân đều tươi động).
Hai chữ “ Vương tôn ”, ta cũng ! thấy dùng trong Sở Từ của Khuất Nguyên: “ Vương tôn du hề bất qui ! Phương thảo sinh hề thê thê! ” Nghĩa là Vương-tôn đi chơi không về! cỏ thơm rầu rầu sống !
Dịch ra thơ ta
Mưa tạnh, núi trơ trên.
Chiều thu lọt hơi may.
Khe thông, soi trăng tỏ.
Trên đá, chảy suối đầy.
Gái giặt về, trúc cựa.
Thuyền chài thả, sen lay.
Vương Tôn cử ở lại,
Xuân hết thơm ? mặc thây !
Tiểu sử Vương Duy
Vương Duy, tên tự là Ma Cật, người Thái Nguyên đời Đường (618-907)
Dưới trào Huyền Tông (718-755), Vương làm đến chức Thượng-thư hữu-thừa ; cho nên người đời thường kêu là Vương Hữu Thừa.
Nói đến “ bộ ba ” thi sĩ đời Đường, thì sau Lý Bạch (1) và Đỗ Phủ, (2) tất phải kể đến Vương Duy. Cho nên người ta đã sánh Lý, Đỗ, Vương như Ngụy, Thục, Ngô đời Tam Quốc.
Khác với Lý thì phiêu dật, Đỗ thì trầm uất, Vương riêng đi một con đường, lấy hứng chí hội tâm làm chủ.
Chịu ảnh huởng lối thơ uyên thâm, mộc mạc và tươi tắn của Đào Tiềm đời Tốn, Vương hạ bút, cốt tự nhiên, không cầu kỳ; thế mà lời vẫn nhiệm mầu, ý tứ vẫn thanh nhã.
Về lỗi cổ thi, luật cũng như tuyệt, Vương đi đến tận bực cao tột, tinh hoa, hùng hồn, rộng rãi, thanh thanh, thon thon và nhẹ nhàng.
Trong “ Thương Lang thi thoại ”, Nghiêm Vũ đã phải khen
Vương: “ Như tiếng trong khoảng không, như sắc trong hình tướng, như ánh trăng trong nước, như bóng trong gương, lời dẫu hết nhưng ở vô cùng. ”
Phê bình về Vương, Tư Không Biểu Thánh có viết: “ Ẩm thực trung chi diêm mai, mỹ tại diêm mai chi ngoại ” Ý nói Thơ Vương như đồ da vị trong các món ăn; ăn rồi người ta vẫn còn cảm thấy cái ngon của những đồ da vị ấy.
Ngoài cái hay thơ, Vương còn có tài viết tốt và vẽ khéo. Đương thời đã khen tặng Vương câu này: “ Trong thơ như tranh vẽ, trong sẽ như cỏ thơ ”. (Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi).
Lỗi vẽ sơn thủy của Vương ở “ đẻ ” ra phái Nam-tông trong làng hội họa tàu.
Có cái biệt thự Võng-Xuyên, Vương cùng Bùi-Địch thường chơi ở đó, ngâm vịnh mua vui dưới những tơ trăng thanh mịn và trước những tiếng đàn gió êm nhịp nhàng.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
(1) Coi Tri Tân số 1, trang 9.