Các chất kháng khuẩn từ thiên nhiên
Những chất kháng sinh có từ thời xưa này có thể là chìa khóa giải nguy cho mối đe dọa tiềm tàng về việc kháng lại thuốc trụ sinh (hay thuốc kháng sinh).
Probiotics, trà xanh, và mật ong là những ví dụ về “các loại vi khuẩn cổ xưa”. Các hợp chất tự nhiên này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giải quyết sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Những loại thuốc cổ truyền này cũng đã được khoa học chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn được đánh giá cao cho đến ngày nay.
Vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh (Antimicrobial Resistance – AMR) đã được công bố là một trong 10 mối đe dọa tới sức khỏe cộng đồng toàn cầu đối với nhân loại. Nó là hậu quả của việc sử dụng thuốc trụ sinh không đúng chỉ định và việc lạm dụng thuốc trụ sinh, và xảy ra khi có một số vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng đã có khả năng chống lại tác dụng của các loại thuốc trụ sinh thường được sử dụng để tiêu diệt chúng. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có đến 2.8 triệu người được biết là có triệu chứng bị nhiễm vi trùng kháng thuốc trụ sinh hàng năm, và có đến 35,000 người tử vong mỗi năm. Vào năm 2018, có khoảng 5,400 người ở Canada đã tử vong do hậu quả trực tiếp của AMR.
Khi các mầm bệnh kháng thuốc lan rộng, các bệnh nhiễm trùng từng dễ điều trị nay lại có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng, và có rất ít sự phương án mới đang được nghiên cứu. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng tuyên bố, “Con đường cho những loại thuốc kháng sinh mới đã cạn kiệt.”
Kháng sinh tự nhiên có từ thời cổ đại
Với tình trạng nhiễm trùng kháng thuốc ngày càng gia tăng, các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm đến các cách chữa trị theo y học thời Trung cổ – bao gồm các cách khác nhau để điều trị các tình trạng giống như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loạn khuẩn (dysbiosis) và tại nơi mà vi khuẩn có điều kiện phát triển quá mức không theo tỷ lệ tự nhiên của chúng.
Phương thuốc như vậy đã ngàn năm tuổi, gồm thành phần tỏi nghiền nát và một chất thứ hai thuộc loài Allium – “thành phần bao gồm thảo mộc” kết hợp với rượu và mật bò – sau đó để trong thau hoặc bình bằng đồng trong chín ngày đêm.
Các nhà nghiên cứu đã viết trên tạp chí mBio: “Các thành phần được kết hợp để điều trị bệnh nhiễm trùng này có vẻ có đầy hứa hẹn đối với các nhà vi sinh vật học hiện đại. Họ đã xây dựng lại phương thuốc mà họ tin rằng đã được sử dụng để điều trị lẹo mắt, và sau đó được gọi là mụn nhọt “Wen” do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra.
“Thuốc kháng sinh cổ đại” hóa ra lại có hiệu quả; nghiên cứu ghi nhận “hoạt động của chúng dựa trên hoạt động kết hợp của một số thành phần kháng sinh”, và nhấn mạnh “tiềm năng chưa được khai thác qua các phương pháp điều trị hiện đại để tạo ra các phương pháp điều trị mới vào thời điểm rất cần đến các loại kháng sinh mới.”
Trong các trường hợp khác, tỏi được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại, La Mã, Ấn Độ, và Trung Quốc để chữa các bệnh nhiễm trùng và bệnh đường hô hấp; trong khi ở Ai Cập cổ đại, Trung Quốc, Serbia, Hy Lạp, và La Mã, những ổ bánh mì bị mốc được sử dụng như một phương pháp điều trị bằng cách thoa vào những nơi bị nhiễm trùng. Các nền văn minh cổ đại khác dựa vào các loại thảo mộc, mật ong, và trong một số trường hợp, phân động vật cũng đã được dùng để điều trị nhiễm trùng.
Các chất kháng sinh tự nhiên
Một số chất kháng sinh được đánh giá rất cao đến từ thiên nhiên, và nhiều chất trong số đó rất dễ được tìm thấy và dễ dàng kết hợp vào thói quen hàng ngày của bạn khi cần thiết. Tại trang nhà GreenMedInfo.com, bạn có thể thấy có ít nhất khoảng 525 chất hoạt động như chất kháng khuẩn, bao gồm:
Probiotics
Các nền văn minh cổ đại khuyến khích sử dụng thực phẩm lên men vì nó là nguồn cung cấp probiotics dồi dào. Ngày nay, men vi sinh được biết đến nhiều trong việc làm tăng lợi khuẩn đường ruột, ức chế trực tiếp các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Shigella, Salmonella, và C. difficile. Chế phẩm sinh học đa chủng “A Multi-Strain Probiotic” đặc biệt hữu ích cho mục đích này.
Probiotics cũng tạo ra các chất ức chế như hydrogen peroxide và bacteriocins, có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn chặn các vị trí bám dính, cạnh tranh chất dinh dưỡng với các mầm bệnh, và hỗ trợ phản ứng miễn dịch. Bằng chứng rõ ràng chứng minh hoạt động kháng khuẩn của chế phẩm sinh học gồm có:
- Giảm nhiễm trùng về hệ đường ruột
- Giảm nhiễm nấm candida và các loại bệnh nấm Candida
- Giảm sự tích tụ mảng bám vi khuẩn
- Khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh trên da
Trái Cranberry
Cranberry có chứa một số hợp chất hoạt tính bao gồm acid phenolic, proanthocyanidins, anthocyanins, và acid hữu cơ ức chế sự phát triển của vi khuẩn staphylococcus và salmonella và ức chế E. coli trong đường tiết niệu.
Hạt bưởi cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu vì chứa nhiều loại kháng kháng sinh khác nhau.
Các hợp chất của cranberry cũng đã được ghi nhận tác dụng chống bám dính đối với vi khuẩn gram âm và gram dương, có nghĩa là nó cản trở khả năng bám dính của vi khuẩn vào các mô tế bào của bạn. Một nghiên cứu năm 2020 cũng cho thấy cranberry có tác dụng kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh về răng và màng sinh học; nó còn làm giảm sự bám dính của vi khuẩn và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn trong miệng.
Trà xanh
Trong số bốn catechin “nhân tố bảo vệ mô tế bào” chính trong trà xanh, ba trong đó – epicatechin-3-gallate (ECG), epigallocatechin (EGC), và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – có tác dụng kháng khuẩn rất ấn tượng. Ngoài việc ức chế trực tiếp streptococcus mutans, nguyên nhân chính gây ra sâu răng và giảm sự bám của chúng vào bề mặt miệng, trà xanh còn có hoạt tính kháng khuẩn chống được nhiều loại vi khuẩn như; nấm và virus, bao gồm E. coli, salmonella, staphylococcus aureus, enterococcus, candida albicans, HIV, herpes simplex, và influenza.
Giống với nhiều hợp chất tự nhiên khác, điều làm cho trà xanh trở nên có lợi là nó sử dụng nhiều cơ chế khác nhau trong các hoạt động kháng khuẩn. Ngoài khả năng kháng khuẩn trực tiếp, các catechin trong trà xanh còn có thể gây tổn thương màng tế bào vi khuẩn và ức chế hoạt động của enzym. Trà xanh cũng ức chế được tình trạng viêm, có thể làm tăng tác dụng kháng khuẩn.
Trong trường hợp trà xanh chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, thường do E. coli gây ra, có một nghiên cứu cho rằng uống một tách trà xanh có thể kiểm soát được sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh tối đa vòng sáu giờ và có thể lâu hơn.
Tinh chất Curcumin
Curcumin, một hợp chất có trong nghệ từ xưa đã là một phần của y học cổ truyền châu Á trong nhiều thế kỷ và có tác dụng kháng virus, kháng vi khuẩn và kháng nấm, cụ thể bao gồm chống lại tụ cầu vàng, liên cầu, vi khuẩn gram dương (bao gồm cả listeria), vi khuẩn gram âm (bao gồm cả E. coli), pseudomonas, HIV, viêm gan, cúm, virus herpes, virus gây mụn cơm ở người (HPV), virus hợp bào hô hấp, norovirus, arbovirus, candida, aspergillus, cryptococcus, dermatophytes, và helicobacter pylori.
Ngoài cách uống, curcumin cũng có thể được thoa ngoài da để điều trị các bệnh như HPV “về da” và mảng bám ở miệng.
Mật ong
Mật ong là một phương thuốc cổ xưa được sử dụng để kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng, bỏng, và vết thương. Đặc điểm độc đáo của nó là hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng với nhiều thành phần phối hợp nhau hoạt động ngăn chặn sự hình thành màng sinh học và giảm sản sinh các yếu tố độc lực.
Mật ong cũng được biết là có tác dụng làm ngăn chặn sự liên lạc của vi khuẩn, có nghĩa khả năng kháng lại thuốc kháng sinh không thể phát triển, vì nó có chứa prebiotics, probiotics và kẽm, nên nó thể hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột vốn rất hữu ích cho việc kiểm soát nhiễm trùng.
Mật ong có chứa hơn 180 hợp chất, bao gồm các enzyme, acid amin, acid hữu cơ, vitamin, và khoáng chất – một thành phần phức tạp giúp chống lại cả vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc. Loét, bỏng, bệnh về mắt và da, vết thương sau phẫu thuật, và chấn thương nằm trong số những bệnh thường được điều trị bằng mật ong.
Thiên nhiên có phải là lời giải đáp?
Thực tế là 30% đến 50% dược phẩm và nutraceuticals (tạm dịch: thực phẩm chức năng) có nguồn gốc từ thực vật là bằng chứng cho khả năng chữa bệnh mạnh mẽ của chúng. Thực vật và các hợp chất tự nhiên khác ngày càng được coi trọng trong việc tìm kiếm các hợp chất chống lại sự kháng thuốc, nhưng nếu tách rời các hợp chất này ra chúng sẽ không đạt được hiệu quả cao – các hợp chất có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất khi chúng được kết hợp với nhau.
Tuy nhiên, thiên nhiên vẫn luôn chứa đựng những tiềm năng và những hứa hẹn bao la. Các nhà nghiên cứu viết trên PLOS One: “Sự kết hợp cộng hưởng của các chất kháng sinh với các cơ chế hoạt động khác nhau đã được giới thiệu như là những chiến lược thành công hơn để chống lại các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn kháng đa thuốc (MDR). Ngoài ra các hợp chất tự nhiên khác cũng đáng được chú ý về hoạt tính kháng khuẩn cao bao gồm như; Nigella sativa (hạt đen), berberin, và chất dính keo ong.
Ở cấp độ cá nhân, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi cần thiết, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ, không chứa chất kháng sinh, và sử dụng các hợp chất kháng sinh tự nhiên là một cách tiếp cận cân bằng để có một lối sống khỏe mạnh.