Ăn ít hơn – Cách đơn giản nhưng đầy thách thức giúp điều trị cholesterol cao
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn
Trong thời đại dư thừa [vật chất], cholesterol cao đã nổi lên như một mối lo ngại về sức khỏe rộng rãi và gắn liền với xu hướng ăn quá nhiều. Tuy nhiên, đằng sau của vấn đề chung này là một giải pháp đơn giản, bắt nguồn từ cả các nguyên tắc cơ bản và các kết quả nghiên cứu.
Tinh bột, chất béo chuyển hóa và sức khỏe mạch máu
Ngoài mối liên hệ giữa chất béo trong khẩu phần ăn với lượng cholesterol cao, nghiên cứu còn nhấn mạnh vai trò của carbohydrate trong việc làm tăng mức cholesterol. Lượng carbohydrate nạp vào quá mức có thể chuyển hóa thành chất béo, góp phần làm cứng mạch máu.
Cholesterol cao thường bắt nguồn từ việc ăn quá nhiều, đặc biệt là carbohydrate. Dù là monosaccharide như fructose và glucose, disaccharide như maltose và sucrose, hay polysaccharide như tinh bột, lượng dư thừa các hợp chất này có thể biến thành chất béo khi ăn quá mức.
Một phân tích gộp gần đây được công bố trên Tập san Nutrients (Chất dinh dưỡng) đã nghiên cứu về lượng carbohydrate tiêu thụ và tìm thấy mối liên quan đáng kể với bệnh tim mạch. Những người ăn lượng carbohydrate cao nhất cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp 1.15 lần so với những người có lượng tiêu thụ thấp nhất.
Trí tuệ cổ xưa trong thời hiện đại
Sự phát triển của các cơ sở “ăn thỏa thích” (all you can eat) trong thời hiện đại, sẵn có, và giá cả phải chăng đã dẫn đến việc dễ dàng ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều, đặc biệt là carbohydrate, thách thức khả năng chuyển hóa và loại bỏ các chất một cách hiệu quả của cơ thể. Những chất này sẽ chuyển thành chất béo gắn lên thành mạch máu và biểu hiện dưới dạng cholesterol cao. Sự tích lũy của chất béo trong tế bào mỡ phù hợp với quan niệm “đàm quá nhiều” của Trung y.
Tuy nhiên, để giảm cholesterol không phải lúc nào cũng cần những hạn chế nghiêm ngặt về khẩu phần ăn. Chỉ cần áp dụng phương pháp chú tâm khi ăn uống cũng có thể hữu ích. Có một câu ngạn ngữ của Trung Hoa cổ xưa như thế này: “Luôn đói và lạnh 30% để cơ thể dễ chịu” khuyến khích sự điều độ và tránh ăn uống quá nhiều. Nguyên tắc ngừng ăn khi đã no 70% là điều khôn ngoan để duy trì sức khỏe tối ưu.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn là bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện nghiên cứu Stanford.