Nuôi dạy con trong thời đại dịch: Cách phát triển mối quan hệ gia đình bền chặt hơn
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, khiến mọi người thêm lo lắng và quan tâm nhiều hơn về sức khỏe thể chất . Từ thời điểm đó, cái tên “COVID-19” bổ sung vào danh sách những khó khăn mà các phụ huynh đang phải đối mặt, nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự mong manh của sức khỏe tinh thần.
Vậy nên, làn sóng đại dịch thứ hai đã mở đường cho một cuộc thảo luận lớn hơn về các cách nâng cao sức khỏe tinh thần.
Với tư cách là nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học lâm sàng, tôi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khảo sát cách điều chỉnh cảm xúc, các nguyên tắc và niềm tin ảnh hưởng đến sự phát triển,lưu truyền giữa các thế hệ đối với những rối loạn tinh thần hoặc hành vi . Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thành quả liên quan đến giáo dục.
Nhóm nghiên cứu Điều chỉnh Cảm xúc và Rối loạn lo âu của trẻ nhỏ đã phát triển một chương trình dạy các kỹ năng ứng phó thiết yếu gắn liền với khả năng phục hồi ở trường học và tại nhà. Khả năng phục hồi là khả năng một cá nhân tiếp tục tham gia, sẵn sàng và lạc quan thay vì thu mình, bất lực khi đối mặt với khó khăn và nghịch cảnh.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi tin rằng khi cha mẹ nhận thức được khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và khi họ tạo ra không gian để xây dựng các hoạt động gia đình có ý nghĩa để thúc đẩy sự gắn kết, thì khi đó các thành viên đều ở vị trí tốt hơn để học các kỹ năng ứng phó then chốt. Việc này sẽ mang lại lợi ích cho từng thành viên , các mối quan hệ trong gia đình cũng càng ngày càng được gắn kết.
Tác động của đại dịch đối với cuộc sống gia đình
Những thách thức về nuôi dạy con cái nảy sinh xung quanh đại dịch COVID-19 có thể là thời điểm thích hợp để chúng ta nâng cao tính kiên cường của bản thân và thực tế hóa kỹ năng thích nghi. Đổi lại, những kỹ năng như vậy có thể thúc đẩy sự phát triển của các hành vi kiên cường ở con cái chúng ta.
Trong một tình huống nhất định không phải ai cũng có phản ứng giống nhau . Khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực và cách thay đổi tư duy để chuyển đổi sang tích cực hơn có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Vì bộ não của con trẻ rất dễ dàng tiếp thu các thông tin mới, nên việc chúng sớm làm quen và thực hành với các kỹ năng sống cơ bản là một điều dễ dàng . Điều này sẽ giúp bọn trẻ tự điều chỉnh, thích nghi và mau trưởng thành.
Cảm xúc của cha mẹ
Gần đây của nhóm nghiên cứu của chúng tôi thực hiện khảo sát với các bà mẹ. Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân họ đã ảnh hưởng cách thức và hiệu quả mà họ áp dụng trong cách nuôi dạy con cái. . Những việc làm đồng hành cùng con như: an ủi và động viên khi chúng có cảm xúc tiêu cực; tham gia vào việc lập kế hoạch giải quyết vấn đề nhằm mục đích giảm bớt sự lo lắng của trẻ, cùng thảo luận về trải nghiệm cảm xúc của trẻ với họ. Những việc đó sẽ giúp cho con cái chúng ta khi gặp khó khăn thì việc kiểm soát cảm xúc được cải thiện.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc không quan tâm và không tôn trọng cảm xúc của trẻ đã góp phần làm cho kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở trẻ kém hơn,các phương pháp nuôi dạy con thiếu sự hỗ trợ như vậy có liên quan đến chứng lo âu khi trưởng thành. Khi bản thân cha mẹ phù hợp hoặc vượt quá cảm xúc của con mình, họ cũng đưa ra phương pháp huấn luyện cảm xúc ít thích ứng hơn.
Các phụ huynh có thể đã nghe lời khuyên về an toàn trên máy bay là luôn mang mặt nạ dưỡng khí cho mình trước khi giúp trẻ: điều này tương tự như việc điều chỉnh cảm xúc. Là cha mẹ, nếu chúng ta biết kiểm soát căng thẳng của bản thân, chịu đựng khó khăn tốt, biết chăm sóc bản thân như tập thể dục,giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh và sự thư giãn, tất cả những việc đó sẽ giúp chúng ta có được tâm thái bình tĩnh hơn trong các hoàn cảnh. Từ những hành vi của cha mẹ sẽ dạy cho bọn trẻ rằng chúng cũng có thể đối phó, quản lý căng thẳng và các mối đe dọa liên quan.
Việc nuôi dạy con cái đạt được hiệu quả tốt nhất khi có mối quan hệ kết nối, quan tâm và thấu hiểu với bọn trẻ, việc này cần được nuôi dưỡng sớm. Để xây dựng cho bọn trẻ khả năng kiên cường trong cuộc sống có thể so sánh như một khoản đầu tư ban đầu lớn dần theo thời gian. Điều quan trọng là tạo ra càng nhiều trải nghiệm tích cực càng giúp chúng mạnh mẽ hơn.
Thất bại là cơ hội để phát triển
Việc nuôi dạy con cái để đạt được sự hoàn hảo là rất khó khăn và không thực tế. Thay vào đó, chúng ta có thể coi những sai lầm và thất bại như là một bài học, một cơ hội để phát triển. Nuôi dạy những đứa trẻ trở nên kiên cường có nghĩa là chúng ta coi trọng việc dạy cho chúng có lòng vị tha, biết ơn,giúp bọn trẻ học cách kiềm chế bản thân,cách nâng cao giá trị cá nhân, biết học hỏi từ thất bại để xây dựng và phát triển mục tiêu tốt đẹp trong tương lai của chúng.
Cha mẹ cần coi trọng việc dạy trẻ những kỹ năng xã hội-trí khôn cảm xúc thiết yếu này cũng như việc chúng ta có thể khuyến khích chúng trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp hoặc nhà toán học tài năng.
Khi việc nuôi dạy con cái với mối quan hệ gia đình được gắn kết sẽ luôn tạo cơ hội để hoàn thiện khả năng đối phó và kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, điều này giúp cho bọn trẻ trở nên dũng cảm đối mặt với khó khăn và tiếp tục theo đuổi mục tiêu để đạt được thành tích. Các phương pháp hỗ trợ của cha mẹ góp phần vào sự phát triển tâm lý và tình cảm lành mạnh lâu dài của trẻ.
Phụ huynh có thể giúp con cái phát triển những kỹ năng xã hội và trí khôn cảm xúc quan trọng này bằng nhiều cách khác nhau.
- Bước đầu tiên, cha mẹ cần đánh giá các vấn đề về tình cảm và tâm lý của họ như thế nào, từ đó tìm ra được các phương pháp để giải quyết . Như vậy, họ có thể có được khả năng mô hình hóa những hành vi thích ứng này.
- Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các kỹ năng đối phó thiết yếu như điều chỉnh cảm xúc. Điều này bao gồm khả năng tập trung và chấp nhận cảm xúc của chúng ta, gán nhãn và phân biệt cảm xúc. Nó cũng có nghĩa là hiểu được các mức độ khác nhau của nhiều cung bậc cảm xúc, học cách chịu đựng và chấp nhận với những cảm xúc tiêu cực,kiểm soát cảm xúc bằng cách thay đổi cách chúng ta nghĩ về tình huống hiện tại. Khả năng ghi nhớ và giải quyết vấn đề cũng có thể được học dễ dàng thông qua các bài học lý thuyết và thực hành.
- Bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, cha mẹ đều có thể cải thiện mối quan hệ gia đình và xây dựng sự kết nối. Có thể làm điều này bằng cách dành thời gian sinh hoạt chung để các thành viên trong gia đình tụ họp và gắn kết với nhau, ví dụ như: bữa ăn gia đình,những chơi trò tập thể trong nhà hoặc cùng xem phim hay các hoạt động ngoài trời hoặc cùng chơi các môn thể thao.
- Cha mẹ có thể xây dựng giá trị truyền thống của gia đình thông qua các hoạt động phát triển các giá trị điển hình. Việc xác định các giá trị chung rất hữu ích khi tận dụng thời gian bên nhau, dựa trên những điểm chung và lợi ích chung đã xác định.
Nghịch cảnh tạo ra những cơ hội bất ngờ để rèn luyện khả năng chịu đựng khó khăn đang diễn ra hoặc trong tương lai. Đây là bản chất của sự kiên cường: chấp nhận rằng một cánh cửa đã đóng lại phía sau và lạc quan về những gì đang ở phía trước. Dựa trên nền tảng về mặt tinh thần và tình cảm của những người từng trải , cha mẹ có thể dẫn dắt các thành viên trong gia đình trở thành một tập thể vững mạnh hơn. Hãy cùng giúp nhau mạnh mẽ hơn.
Tina Montreuil là trợ lý giáo sư tại khoa giáo dục và tư vấn Tâm lý, thành viên phụ trách khoa tâm thần học, đồng thời là giám đốc nhóm nghiên cứu Điều chỉnh cảm xúc và rối loạn lo âu của trẻ nhỏ tại Đại học McGill ở Canada. Bài báo này được xuất bản lần đầu trên The Conversation.
Tina Montreuil
Tiên Tiên biên dịch
Xem thêm: