Những vấn đề góp phần vào đại dịch không được nhắc đến
Bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19) và các đại dịch trước đó hầu như chỉ được xem là các vấn đề về virus học, còn các vấn đề về độc chất hầu như bị bỏ qua. Tiếp xúc với các yếu tố độc hại có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra những cái chết do virus.
Đại dịch COVID-19 tập trung vào một mục tiêu duy nhất ‘SARS-CoV-2’ và cách vô hiệu hóa virus này bằng việc chích ngừa. Nhưng vấn đề về bệnh do virus còn lớn hơn rất nhiều so với một virus đơn lẻ hoặc một đại dịch. Con người và virus là cùng tồn tại. Trên thực tế, hàng ngày bạn sẽ tiếp xúc với một hoặc nhiều loại virus, nhưng không phải ai cũng sẽ mắc bệnh.
Sự kết hợp phức tạp giữa di truyền và các yếu tố gây căng thẳng độc hại làm suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ quyết định cách mà bạn đối diện khi tiếp xúc với bất kỳ loại virus nào. Những “phơi nhiễm với tác nhân gây căng thẳng độc hại,” có thể có bản chất là hóa học, vật lý, sinh học hoặc tâm lý và làm cản trở khả năng chống lại virus của hệ thống miễn dịch. Những tác nhân này đáng được ghi nhận nhiều hơn trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và các đại dịch khác trong tương lai.
Theo ghi nhận của một nhóm các nhà nghiên cứu trên tạp chí Food and Chemical Toxicology, vai trò của việc phơi nhiễm chất độc hại chưa được báo cáo đầy đủ trong đại dịch COVID-19:
“Bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19) và các đại dịch trước đó hầu như chỉ được xem là các vấn đề về virus học, còn các vấn đề về độc chất hầu như bị bỏ qua.”
“Sự phát triển của COVID-19 không ủng hộ cho quan điểm này. Đầu tiên, các tác động của việc tiếp xúc ngoài đời thực với nhiều yếu tố gây căng thẳng độc hại làm suy giảm hệ thống miễn dịch, sau đó virus SARS-CoV-2 lợi dụng hệ thống miễn dịch suy thoái để kích hoạt một chuỗi các sự kiện và cuối cùng dẫn đến COVID-19.”
Virus sẽ không biến mất
Khái niệm chích ngừa giúp chúng ta khỏi bệnh do virus đã bỏ qua thực tế quan trọng rằng virus luôn tồn tại xung quanh chúng ta và không thể tiến hành việc chích ngừa cho tất cả mọi người vì điều này rất nguy hiểm. Hiện nay, có khoảng 263 loại virus từ 25 họ virus được biết là có thể lây nhiễm sang người. Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Hơn 1,100 loại virus đã được tìm thấy ở động vật và con người, nhưng ngay cả điều này cũng không cung cấp được bức tranh đầy đủ về số lượng virus đang lưu hành xung quanh chúng ta.
Dự án Virome Toàn cầu tiết lộ rằng, khoảng 1.67 triệu loài virus có thể vẫn chưa được phát hiện ở động vật có vú và chim, và có tới 827,000 loài trong số đó có khả năng lây truyền từ động vật sang người.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả virus đều gây hại
Một số loại virus có thể mang lại những tác dụng hữu ích, ví dụ như giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột và chống lại các bệnh không lây nhiễm. Hơn nữa, việc tiếp xúc với virus là rất cần thiết để sản sinh, duy trì và tối ưu hóa phản ứng miễn dịch của bạn:
“Hệ virome của động vật có vú bao gồm các loại virus [cộng sinh] đa dạng và virus gây bệnh có khả năng tạo ra một loạt các phản ứng miễn dịch từ vật chủ. Một tập hợp con của virome (đặc biệt là virus từ động vật gây bệnh ở người) đang liên tục thách thức hệ thống miễn dịch.”
“Quá trình này dường như là một con dao hai lưỡi. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh phản ứng tối ưu với các lây nhiễm từ virus và được củng cố thêm bởi sự lây nhiễm liên tục, từ đó cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung chống lại sự lây nhiễm từ các virus khác.”
Các tình trạng mãn tính liên quan đến mức độ nghiêm trọng và tử vong do COVID-19
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 5% số ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận là mắc duy nhất một bệnh COVID-19 trên giấy chứng tử. 95% còn lại đều có các bệnh đi kèm và các tình trạng tiềm ẩn khác góp phần gây ra cái chết, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, béo phì, ung thư hoặc tiểu đường.
Nhiều tình trạng bệnh nền làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong này là do những phơi nhiễm độc hại, chẳng hạn như chế độ ăn uống kém, các hóa chất môi trường, không hoạt động thể chất và căng thẳng.
Tổ chức The Alliance for Natural Health cho biết: “Nói tóm lại, việc tiếp xúc thường xuyên và liên tục với các yếu tố gây căng thẳng độc hại trong môi trường kết hợp với các yếu tố di truyền đã khiến chúng ta phát triển các bệnh lý làm suy giảm hệ thống miễn dịch và dễ bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.” Như các nhà nghiên cứu đã lưu ý, điều này bao gồm các yếu tố như:
- Lối sống: không hoạt động thể chất, hút thuốc, uống quá nhiều rượu, chế độ ăn uống nghèo nàn bao gồm thực phẩm chế biến sẵn và ngũ cốc tinh chế, cũng như thiếu ngủ kinh niên.
- Dược phẩm và các tác dụng phụ khác: Trong số những người lớn từ 65 tuổi trở lên, có 54% sử dụng ít nhất bốn loại thuốc được kê đơn. Ngoài ra, các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), acetaminophen, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, sản phẩm nanomedicine, tá dược vaccine, căng thẳng phẫu thuật, gây mê và xạ trị đều có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Độc tố sinh học và vật liệu sinh học bị mốc do aflatoxin, virus và vi khuẩn.
- Phơi nhiễm nghề nghiệp và môi trường bao gồm: hóa chất gây rối loạn nội tiết, vi nhựa, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí, bức xạ, PFAS (các hợp chất không phân hủy sinh học được dùng để nhuộm, bôi trơn trong sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, đóng gói thực phẩm), hạt khí dung, sản phẩm phụ khử trùng, …
- Các yếu tố tâm lý xã hội và kinh tế xã hội: từ trầm cảm đến căng thẳng mãn tính, cô lập xã hội, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và sự bất hạnh thời thơ ấu, những vấn đề này cũng có thể góp phần gây ra tình trạng sức khỏe kém.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bologna ở Ý đã phân tích 482 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ ngày 01/03/2020 đến ngày 20/04/2020 và cho biết rằng mức độ rủi ro gắn liền với mức độ béo phì của một người: “Béo phì là một yếu tố nguy cơ mạnh, độc lập đối với suy hô hấp, chăm sóc tại ICU và tử vong ở bệnh nhân COVID-19.”
Ngay cả những bệnh nhân béo phì nhẹ cũng có nguy cơ suy hô hấp cao gấp 2.5 lần và nguy cơ chăm sóc tại ICU cao gấp 5 lần so với những bệnh nhân không béo phì. Những người có chỉ số BMI từ 35 trở lên (béo phì trung bình hoặc nặng) cũng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn 12 lần.
Ngoài ra, giống như nhiều bệnh nhiễm trùng khác do virus, COVID-19 dường như cũng có [liên quan] đến dinh dưỡng, vì thế bạn có thể giảm nguy cơ mắc các kết cục nghiêm trọng bằng cách sử dụng vitamin và khoáng chất. Mặc dù là một yếu tố nguy cơ chính thức, những sự thiếu hụt dinh dưỡng vẫn tiếp tục bị bỏ qua trong điều trị COVID-19. Ví dụ, theo một nghiên cứu thuần tập được công bố trên tạp chí Nutrition năm 2020, những bệnh nhân COVID-19 được sử dụng kết hợp vitamin D, magie và vitamin B12 có khả năng ít cần đến điều trị oxy hoặc chăm sóc ICU hơn so với những bệnh nhân không sử dụng.
Chỉ tập trung vào virus sẽ đánh mất tầm quan trọng của các độc chất
Ứng phó đại dịch COVID-19 tập trung vào các biện pháp khẩn cấp ngắn hạn như cách ly, phong tỏa và chích ngừa. Những biện pháp này không giải quyết được triển vọng lâu dài trong việc giúp con người chống lại các bệnh do virus.
Tuy nhiên, các chiến lược tập trung vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch lại không tốn kém, có nhiều và sẵn có.
Trong một bài đánh giá đăng trên Tạp chí Food and Chemical Toxicology vào năm 2020 Ronald N. Kostoff và các nhà nghiên cứu khác từ Hoa Kỳ, Nga, Tây Ban Nha và Iran cho biết rằng các chiến lược như vậy có thể cứu sống hiện tại và trong các đại dịch trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu viết: “Có nhiều quan niệm sai lầm nghiêm trọng về vai trò của SARS-CoV-2 trong sự xuất hiện của COVID-19, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng của COVID-19 trong các nhóm nhân khẩu học được chọn. Những quan niệm sai lầm này dẫn đến các phương pháp điều trị tập trung vào virus mà không xem xét đến các yếu tố độc hại có chứa hoặc có khả năng khuếch tán sự phơi nhiễm và tải lượng virus SARS-CoV-2, hơn là tăng cường chính hệ thống miễn dịch tự nhiên.”
“Các hành động dựa trên virus học này không giải quyết được các tình trạng bệnh nền do các yếu tố độc hại mà [đáng lẽ] phải được giải quyết đúng cách để giảm tình trạng dễ bị tổn thương của con người đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm COVID-19.”
Các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, SARS và cúm có rất nhiều điểm chung, bao gồm: chỉ có một phần nhỏ những người tiếp xúc phát triển các triệu chứng và trong số đó, chỉ một tỷ lệ nhỏ hơn tử vong do nhiễm virus, thường là do viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Những người có nhiều khả năng tử vong vì các bệnh truyền nhiễm này là những người cao tuổi có các bệnh lý tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu đã viết: Việc mắc các bệnh đi kèm như bệnh tim, bệnh hô hấp mãn tính, ung thư, béo phì hoặc tiểu đường là một dấu hiệu đáng tin cậy hơn cho thấy khả năng miễn dịch bị suy giảm so với tuổi tác ở những người cao tuổi.
Phơi nhiễm với các yếu tố gây căng thẳng độc hại góp phần vào những bệnh lý nền này cũng như căng thẳng trao đổi chất. Và những người mắc các bệnh mãn tính thường có phản ứng viêm tăng cao, làm tăng nguy cơ tử vong khi tiếp xúc với một loại virus như SARS-CoV-2. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả những yếu tố này sẽ gây tăng tình trạng dễ bị tổn thương đối với bệnh truyền nhiễm – một tình trạng có thể phòng tránh được.
Các nhà nghiên cứu viết: “Hậu quả nặng nề nhất do COVID-19 và bệnh cúm bắt nguồn từ hệ thống miễn dịch suy thoái hoặc rối loạn chức năng, và virus lợi dụng hệ thống miễn dịch suy thoái đó [để gây bệnh]. Đối với một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, virus sẽ không thể vượt qua được hệ thống phòng thủ vững chắc và sẽ bị vô hiệu hóa.”
Tuy nhiên, để bảo vệ công đồng, việc “cách ly” khỏi các yếu tố độc hại — trong các thực phẩm chế biến sẵn, hóa chất môi trường, bức xạ không dây, và nhiều thứ khác — sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cách ly khỏi một loại virus.
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: