Những lầm tưởng về thời kỳ ‘Mãn kinh’
Dinh dưỡng [hợp lý] và thực phẩm bổ sung giúp giảm nhẹ và loại bỏ các triệu chứng ‘mãn kinh’ nhờ thải độc an toàn và hiệu quả.
Có phải bác sĩ hay những người bạn đã khiến bạn lầm tưởng rằng có tồn tại thời kỳ “mãn kinh”?
Đó là điều mà MỖI phụ nữ phải trải qua, hoặc do các cơ sở y tế nói với bạn. Chắc chắn rằng, cơ thể sẽ có sự chuyển tiếp khi một số hormone nhất định như estrogen bắt đầu suy giảm. Nhưng liệu rằng thời kỳ mãn kinh sẽ luôn đi kèm với các triệu chứng không mong muốn như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn tình dục, rụng tóc, và khó ngủ kéo dài ở bất cứ thời điểm nào từ độ tuổi 45 đến 65?
Theo quan điểm của tôi thì, KHÔNG.
Tôi tin rằng, nhiều bác sĩ không có phát hiện gì về các triệu chứng trên và chỉ đơn giản là gán một cái tên cụ thể để che đậy sự không hiểu biết của họ. Ngay cả cái tên cũng khiến người ta khó tin. (men-o-pause)
Vậy, đâu là nguyên nhân của các triệu chứng “mãn kinh”?
Sự tích tụ độc tố thường xuyên theo năm tháng cuối cùng sẽ dẫn đến những triệu chứng khó chịu do sự rối loạn hàng loạt hormone.
Nam giới cũng có giai đoạn chuyển tiếp, nhưng những triệu chứng có thể hơi khác một chút, vì hormone chiếm ưu thế là testosterone, không phải estrogen. Ở một thời kỳ nhất định, các triệu chứng của nam giới phần lớn là liên quan đến tuyến tiền liệt, và các bác sĩ nói rằng nếu sống đủ lâu, tuyến tiền liệt cuối cùng sẽ có vấn đề. Về cơ bản, đây là điều đương nhiên và bạn không thể làm gì để thay đổi.
Trên thực tế, có thể hiểu một cách đơn giản và rõ ràng là, theo thời gian, cơ thể sẽ giảm dần việc sản xuất hormone và cuối cùng ngừng hẳn, giống như chu kỳ kinh nguyệt. Đây là triệu chứng được cho là mãn kinh, nhưng tôi cũng thấy điều này xảy ra với NHIỀU phụ nữ chưa đến tuổi “mãn kinh.” Họ không có bất kỳ triệu chứng nào, và sau đó lại có kinh trở lại khi làm theo các phác đồ về dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung của tôi tại Học viện THRIVE.
Khi loại bỏ các độc tố từ bên ngoài (như nhiễm khuẩn sinh học, ô nhiễm hóa chất, tổn thương cảm xúc/tinh thần), và hồi phục sự thiếu hụt/mất cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng của thời kỳ “mãn kinh.”
Ngoài ra, bạn đã bao giờ xem xét mức độ phổ biến và tác hại của các chất gây rối loạn nội tiết, cũng như cách chúng có thể gây ra TẤT CẢ các triệu chứng “mãn kinh”?
Các chất gây rối loạn nội tiết bao gồm: BPA (có trong chai nhựa, lon, v.v…), thủy ngân (có trong thuốc chích, miếng trám răng, cá, v.v), arsenic (có trong thịt gà nuôi thông thường, nước lọc kém chất lượng, hải sản), chì (có trong nước ô nhiễm, một số loại sơn), thuốc trừ sâu, phthalates (chất làm dẻo hóa học có trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân), thuốc men, cà phê, căng thẳng, điện, GMO (sinh vật biến đổi gene) như đậu nành v.v.
Giờ đây, bạn có thể hiểu vì sao hầu hết phụ nữ trải qua những triệu chứng này. Một số ít người tránh được các yếu tố này, nhưng còn hàng tá những thứ khác cũng ảnh hưởng đến hormone.
Thời nay, việc giảm thiểu những chất gây rối loạn nội tiết sẽ đem lại một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu vẫn còn một vài triệu chứng, bạn nên hiểu rằng đó là vì một số chất gây rối loạn nội tiết vẫn còn tồn tại trong môi trường và cơ thể của bạn.
Bạn sẽ phải học cách thải độc an toàn và hiệu quả để giảm nhẹ hay loại bỏ triệu chứng. Dinh dưỡng [hợp lý] và thực phẩm bổ sung có thể đem lại tác dụng đáng kể, nhưng bạn cũng có thể cần thay đổi lối sống một cách nghiêm túc.
Bài viết trên được đăng lại từ HealingTheBody.ca
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times