Những điều đáng ngờ đằng sau đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
‘Điều này có thể được dùng để tước đi các quyền tự do của chúng ta’
Có nhiều nghiên cứu cho rằng coronavirus là một vũ khí sinh học được phát triển trong phòng thí nghiệm của Trung Cộng. Và giờ đây, một bác sĩ người Mỹ đã đưa ra giả thuyết rằng, các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ mới đây cũng có thể có nguồn gốc bất chính tương tự.
Tiến sĩ Syed Haider nói với The Epoch Times rằng sự phát triển của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có vẻ tương tự như cách mà COVID-19 xuất hiện trên toàn thế giới.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ, loại virus cùng họ với virus đậu mùa. Các triệu chứng của đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn và hiếm khi gây tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện vào năm 1958, sau hai đợt bùng phát ở các đàn khỉ bị nhiễm bệnh giống bệnh đậu mùa, và đàn khỉ này sau đó đã được giữ lại để nghiên cứu. Tuy nhiên, nguồn gốc của bệnh vẫn chưa biết rõ. Mặc dù ở Phi Châu, các loài gặm nhấm và loài khỉ có thể mang virus và lây nhiễm sang người, nhưng ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở người không được ghi nhận cho đến năm 1970.
Trước khi bùng phát vào năm 2022, các ca mắc đậu mùa khỉ ở người đã được báo cáo ở một số quốc gia Trung Phi và Tây Phi. Tuy nhiên, gần như tất cả trường hợp bên ngoài Phi Châu đều liên quan đến du lịch quốc tế.
Vào khoảng một năm sau khi COVID-19 bùng phát, Tiến sĩ Haider cho biết ông đã biết đến “Sự kiện 201” – là một cuộc diễn tập thảo luận được tiến hành vài tháng trước khi virus coronavirus bắt đầu lây lan.
Tiến sĩ Haider giải thích: “Sự kiện 201 thực sự đã thiết lập các phản ứng của các chính phủ trên toàn thế giới. Họ đã tuân theo các khuyến nghị được phát triển trong cuộc diễn tập, về việc phong tỏa và dùng khẩu trang, cũng như giải pháp đối phó với những thông tin sai lệch trên mạng. Họ đã giải quyết tất cả những chủ đề này.”
Tháng 03/2021, Tiến sĩ Haider lưu ý rằng trước đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân và Hội nghị An ninh Munich đã tổ chức một cuộc diễn tập thảo luận khác. Và lần này, cuộc diễn tập là dành cho “một biến thể lạ của đậu mùa khỉ,” một kỹ thuật sinh học theo giả thuyết được phát tán ra thế giới vào ngày 15/05/2022 như một vũ khí của một nhóm khủng bố. Chủng đậu mùa khỉ giả định khi đó cũng được xác định là có khả năng kháng các loại vaccine đậu mùa có thể có tác dụng với đậu mùa khỉ.
“Điều kỳ lạ là, một đợt bùng phát thực sự đã bắt đầu trong vòng một hoặc hai ngày kể từ ngày dự đoán trong cuộc diễn tập thảo luận,” Tiến sĩ Haider nói.
Một ‘biến thể bất thường’
“Đó là một biến thể bất thường,” Tiến sĩ Haider nói. “Chúng tôi chưa từng thấy một biến thể của đậu mùa khỉ nào lại chủ yếu lây lan giữa những nam giới đồng tính.”
Tiến sĩ Haider cho biết có những dấu hiệu khác khiến ông tin rằng chủng đậu mùa khỉ hiện nay là một sản phẩm nhân tạo.
Ông nói, virus đậu mùa khỉ vốn đột biến rất chậm và chủng cuối cùng được biết đến của biến thể này rất khác so với hiện nay, đến mức nó không thể xuất hiện một cách tự nhiên. Ông cũng cho biết thêm rằng không đủ thời gian cho sự tiến hóa tự nhiên để tạo ra biến thể lây lan hiện tại.
Mặc dù những điều trên không phải là bằng chứng xác thực, Tiến sĩ Haider nói rằng điều này rất đáng ngờ và “lo ngại rằng đây cũng sẽ là một loại vũ khí sinh học, hoặc một sự kiện khủng bố sinh học đang diễn ra.”
Tiến sĩ Haider cho biết, trong quá trình diễn tập về đậu mùa khỉ, các nhà nghiên cứu liên quan đã khuyến cáo rằng mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang, tiến hành phong tỏa và chích ngừa.
“Điều tôi quan tâm hàng đầu là khiến mọi người nhận thức được rằng, việc này có thể lại được sử dụng để tước đi các quyền tự do của chúng ta, giống như trong đại dịch COVID,” ông nói.
Tiến sĩ Haider lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bệnh đậu mùa khỉ không gây hại cho một số người hoặc nó không phải virus thực sự.
Ông nói: “Một số người có thể phải nhập viện và một số cuối cùng có thể tử vong, đặc biệt là khi hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải. Hiện tại, những gì chúng ta đang thấy là 10% số người mắc đậu mùa khỉ đã phải nhập viện vì những vết thương đau đớn. Các triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần, và họ có thể cần đến loại thuốc giảm đau tác dụng mạnh.”
Lợi dụng để kiểm soát
Thông điệp quan trọng mà Tiến sĩ Haider muốn nhắn gửi là, các cơ quan chức năng không nên nhất định phải cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng các giải pháp vốn không hiệu quả. Thay vì phong tỏa toàn bộ xã hội, tốt nhất nên thiết lập một chương trình “cách ly các ca bệnh.”
“Điều đó mang lại hiệu quả và thực sự ngăn chặn sự lây lan của đậu mùa khỉ. Loại virus này lây nhiễm khá chậm, không như COVID. Những gì cần làm là cách ly các ca bệnh cho đến khi hết triệu chứng. Tại thời điểm này, không có hoặc rất ít các trường hợp lây lan khi không có triệu chứng. Về mặt sức khỏe cộng đồng, nếu một vấn đề nào đó là hiếm gặp, thì sẽ không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.”
Như Tiến sĩ Haider giải thích, mọi người cần lưu ý về con đường lây nhiễm thông thường của virus.
Ông nói: “Dù bạn có thể nhiễm bệnh khi hôn ai đó hoặc ở trước mặt họ 1 inch (2,54 cm) trong vòng sáu giờ, nhưng việc này sẽ không gây nên đại dịch. Nó không dẫn đến sự lây nhiễm lan rộng ra toàn xã hội. Điều thực sự dẫn đến sự lây nhiễm lan rộng là tiếp xúc với các tổn thương hoặc chất dịch từ các tổn thương. Vì vậy, chúng ta cần giáo dục cho mọi người biết rằng, nếu bạn nghĩ mình đang mắc đậu mùa khỉ, hãy tự cách ly bản thân để không lây bệnh cho người khác. Đây là cách để ngăn chặn đại dịch. Đeo khẩu trang là một giải pháp nực cười với đậu mùa khỉ, thậm chí còn nực cười hơn đối với COVID.”
Như đã nói, Tiến sĩ Haider giải thích rằng các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ “có thể dễ dàng bị lợi dụng như một cách nhằm kiểm soát mọi người. Đặc biệt là khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra, khiến chúng ta tránh đi bỏ phiếu hoặc phải sử dụng phương thức bỏ phiếu bằng thư thay vì trực tiếp.” Ông cũng nói rằng điều này có thể bị kiện như “một vũ khí kinh tế.”
“COVID cuối cùng đã trở thành một loại vũ khí kinh tế phá hủy các nền kinh tế trên toàn thế giới, khiến người dân trở nên nghèo hơn. Đại dịch đã phá hủy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như sự tích lũy của cải ở mức cao nhất. Sau đó, lan rộng ra ngoài phạm vi kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.”
Thổi phồng các con số
Như Tiến sĩ Haider giải thích, mọi người sẽ trở nên kiệt quệ khi nền kinh tế bị thiệt hại, thông qua hiện tượng “những cái chết tuyệt vọng.”
Theo Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ, “những cái chết tuyệt vọng” được định nghĩa là “cái chết do tự sát, sử dụng ma túy quá liều và bệnh gan liên quan đến rượu,” những điều ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian cách ly kéo dài do phong tỏa COVID-19. Thống kê cho thấy việc dễ tiếp cận với súng ngắn, rượu và opioid thông qua kê đơn, mua bán hoặc các phương thức bất hợp pháp, sẽ làm tăng khả năng dẫn đến những trường hợp tử vong này.
Tiến sĩ Haider cũng lưu ý về các giải pháp trong đại dịch COVID-19, khiến mọi người có thể tử vong tại nhà do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, chỉ vì sợ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nên không rời nhà để đến bệnh viện. Ông cũng nhận thấy rằng hầu hết trường hợp tử vong do COVID-19 thực sự là những người tử vong “khi đang nhiễm COVID, chứ không phải vì COVID.”
Theo một báo cáo của CDC, tính đến ngày 07/08/2022, 95% người Mỹ tử vong vì COVID-19 có các bệnh lý đi kèm đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân tử vong của họ, như bệnh cúm hoặc viêm phổi (44,2%), tăng huyết áp (18,2%), bệnh tiểu đường (13,6%), bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác (10,3%), nhiễm trùng huyết (11%). Tử vong do nhồi máu cơ tim, và thậm chí tử vong do tai nạn xe máy, cũng được cho là do COVID-19.
Chống lại nỗi sợ hãi
Theo Tiến sĩ Haider, có thể ngăn ngừa tử vong do đại dịch COVID-19 và những điều nên tránh với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này chính là những cái chết tự gây ra do quản lý yếu kém, tình trạng phong tỏa và những quy định không cần thiết khiến mọi người rơi vào trạng thái trầm cảm trong thời gian cách ly.
Ông cho biết hầu hết mọi người không có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ vì bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục ở những nam giới người đồng tính.
“Tôi không muốn phải sợ hãi,” Tiến sĩ Haider nhấn mạnh khi trích dẫn nỗi sợ mà ông đã thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi, những người hoàn toàn không có nguy cơ nhiễm COVID-19, đã hỏi ông rằng họ cần phải đeo bao nhiêu khẩu trang hoặc liệu bộ bảo hộ chống vũ khí sinh học có khiến họ an toàn hay không.
Ông nói: “Bản thân nỗi sợ có thể gây hại cho hệ miễn dịch. Sự sợ hãi sẽ kích hoạt các chất ức chế miễn dịch, thực sự khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng và nhiễm bệnh hơn.”
Thông điệp chủ yếu mà Tiến sĩ Haider muốn truyền tải đến mọi người là “xin đừng sợ hãi những điều này.”
“Nếu dịch bệnh trở nên phổ biến và lan rộng hơn, chúng tôi sẽ phát triển các phác đồ điều trị như đã làm trong thời kỳ COVID,” Tiến sĩ Haider bảo đảm và lưu ý rằng ông đã chuẩn bị các phác đồ đầy hứa hẹn và sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông qua khám bệnh trực tuyến.
“Chúng ta không nên cho phép chính phủ nắm quyền kiểm soát như trong đại dịch COVID. Bất cứ ai cho rằng điều đó thật nực cười và sẽ không tiếp tục cam chịu điều đó, thì hãy nghĩ lại. Một khi các hãng truyền thông lớn bắt đầu và quyết định đưa tin về bệnh đậu mùa khỉ 24/7 như cách họ làm với COVID, mọi người sẽ lại bị thuyết phục, trở nên sợ hãi và chấp nhận sự phong tỏa trên toàn xã hội.
“Chúng ta cần phải bắt đầu hành động ngay bây giờ, để ngăn điều đó không xảy ra thêm một lần nữa.”