Nhịn ăn gián đoạn chữa hội chứng ruột kích thích IBS
Nhịn ăn gián đoạn là một liệu pháp rẻ tiền, an toàn, đơn giản và không có tác dụng phụ có thể đáng được cân nhắc áp dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn tiêu hóa kinh niên mà cứ 10 người thì có một người mắc phải.
Bạn có thể đã nghe qua các thực đơn ăn kiêng FODMAP thấp nhưng các thực đơn này dường như không hiệu quả tốt hơn lời khuyên tiêu chuẩn là tránh những thứ như cà phê hoặc thức ăn cay và béo. Trên thực tế, bạn khó có thể nói cái nào là cái nào.
Nhưng hầu hết bệnh nhân IBS dường như phản ứng với một số thực phẩm cụ thể, như lúa mì, sữa, nước tương hoặc trứng. Mặc dù khi kiểm tra người bệnh IBS có bị dị ứng thực phẩm điển hình hay không thì kết quả có thể là âm tính khi kiểm tra vết chích trên da. Nhưng những gì bạn muốn biết không phải là những gì xảy ra trên da của họ mà là trong ruột khi họ ăn một số thực phẩm.
Vậy thì dùng phương pháp này: nội soi laser đồng tiêu. Cách này hay ra sao? Bạn có thể luồn kính hiển vi xuống cổ họng rồi vào ruột của ai đó, nhỏ giọt vào một số loại thức ăn rồi quan sát phản ứng viêm và rò rỉ trực tiếp xảy ra trên thành ruột trong thời gian thực. Bạn có thể thấy các vết nứt hình thành trong vòng vài phút. Nhưng cho đến nay thì cách này vẫn chưa bao giờ được thử nghiệm trên một nhóm lớn bệnh nhân IBS.
Khi sử dụng công nghệ mới này, các nhà nghiên cứu phát hiện hơn một nửa số người mắc IBS có loại phản ứng này với các loại thực phẩm khác nhau, họ gọi đó là dị ứng thực phẩm không điển hình ngoài tầm kiểm soát của các xét nghiệm dị ứng truyền thống. Hãy loại những thực phẩm đó khỏi thực đơn ăn uống và bạn sẽ giảm đáng kể các triệu chứng. Nhưng ngoài phạm vi nghiên cứu thì không có cách nào biết được loại thực phẩm nào là thủ phạm mà không thử cách ăn kiêng loại trừ của riêng bạn. Và không có cách ăn kiêng loại trừ nào tốt hơn là loại trừ tất cả mọi thứ.
Một phụ nữ 25 tuổi than phiền về đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy trong một năm và thuốc dường như không giúp ích gì. Nhưng sau khi nhịn ăn trong 10 ngày, các triệu chứng của cô đã cải thiện đáng kể và dường như vẫn cải thiện như vậy trong ít nhất 18 tháng sau đó. Và đó không chỉ là sự cải thiện chủ quan. Các bác sĩ lấy mẫu sinh thiết và thấy rằng tình trạng viêm đã giảm xuống. Họ cũng đo trực tiếp mức độ kích thích ruột và gắn bong bóng đang nở ra và điện cực vào trực tràng của cô để đo những thay đổi về độ nhạy cảm đối với áp suất và kích thích điện. Việc nhịn ăn dường như đã khởi động lại ruột của cô.
Nhưng việc nhịn ăn hiệu quả với cô ấy không có nghĩa là hiệu quả với người khác. Các báo cáo trường hợp sẽ hữu ích nhất khi mà chúng truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu đưa phương pháp này vào thử nghiệm.
Bất chấp những nỗ lực nghiên cứu thì việc điều trị y tế cho bệnh IBS vẫn chưa đạt yêu cầu. Chúng ta có thể cố gắng ngăn các triệu chứng bằng thuốc nhưng chúng ta sẽ làm gì khi ngay cả việc dùng thuốc cũng không hiệu quả?
Trong một nghiên cứu trên 84 bệnh nhân IBS, 58 người trong số họ đã thất bại với phương pháp điều trị cơ bản (bao gồm liệu pháp dược lý và liệu pháp tâm lý ngắn hạn), 36 trong số 58 người vẫn đang chịu đựng 10 ngày nhịn ăn, trong khi 22 người còn lại kiên trì với phương pháp điều trị cơ bản. Và những người trong nhóm nhịn ăn đã có những cải thiện đáng kể về đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, lo lắng và những cản trở trong cuộc sống nói chung tốt hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng liệu pháp nhịn ăn có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân mắc IBS từ trung bình đến nặng.
Thật không may, việc phân bổ bệnh nhân đã không được “làm mù” hoặc ngẫu nhiên nên việc so sánh với nhóm đối chứng không có nhiều ý nghĩa. Các bệnh nhân cũng được bổ sung vitamin B1 và vitamin C qua đường tĩnh mạch, có vẻ như là điển hình của các thử nghiệm nhịn ăn kiểu Nhật này, dù không ai mong đợi hội chứng thiếu vitamin—beriberi hoặc bệnh còi xương—xuất hiện chỉ trong vòng 10 ngày sau khi nhịn ăn.
Và các bệnh nhân cũng bị cô lập nên có lẽ điều đó làm cho liệu pháp tâm lý hoạt động tốt hơn? Thật khó để chỉ ra đâu là những tác dụng của việc nhịn ăn. Chỉ riêng liệu pháp tâm lý đã có thể mang lại lợi ích lâu dài. Trong một nghiên cứu, 101 bệnh nhân ngoại trú mắc hội chứng ruột kích thích được chọn ngẫu nhiên để điều trị y tế hoặc điều trị y tế với ba tháng tâm lý trị liệu. Sau ba tháng, nhóm tâm lý trị liệu có kết quả tốt hơn và sự khác biệt thậm chí còn rõ rệt hơn một năm sau đó—một năm sau khi liệu pháp tâm lý kết thúc. Tốt hơn sau ba tháng và thậm chí tốt hơn sau 15 tháng.
Các cách tiếp cận tâm lý dường như có hiệu quả hệt như hiệu quả của thuốc chống trầm cảm đối với IBS nhưng phản ứng giả dược đối với IBS là 40% và đó là dù bạn đang nói về các biện pháp can thiệp tâm lý hay thuốc hay phương pháp tiếp cận thuốc thay thế. Vì vậy, về cơ bản không gì – ngoài một viên thuốc đường – giúp cải thiện các triệu chứng trong 40% thời gian.
Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times