Nặng ngực, đau ngực, chú ý 3 loại bệnh cần đi khám gấp
Khi cảm thấy tức ngực, đau ngực, hầu hết chỉ là biểu hiện của những bệnh nhẹ, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo 3 căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Trường hợp đau nặng ngực nào nên cảnh giác ?
Triệu chứng nặng ngực, đau ngực phù hợp với 4 tình huống sau hãy đi khám sớm
“Rất nhiều người có thể cảm thấy sợ hãi vì cảm giác nặng ngực, đau ngực. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng”. Ông Trần Quán Nhậm, bác sĩ điều trị khoa nội tim mạch, bệnh viện Tân Quang chỉ ra rằng, theo thống kê, cứ 10 người thì chưa đến 2-3 bệnh nhân đau ngực có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Hầu hết mọi người bị đau, nặng ngực là do gặp áp lực lớn trong cuộc sống, chất lượng giấc ngủ kém, rối loạn nhịp tim nhẹ hoặc rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Ông Trần Quán Nhậm cho biết, nếu cảm thấy đau nhói và triệu chứng thoáng quá thì không phải lo lắng quá nhiều.
Đau tức ngực nghiêm trọng có liên quan đến vấn đề về tim phổi, triệu chứng kéo dài nửa giờ hoặc thậm chí hơn một giờ, kèm theo tình trạng khó thở. Hơn nữa, các triệu chứng thường xảy ra trong quá trình vận động, như leo núi, leo cầu thang… Ngược lại, những cơn đau tức ngực nhẹ do rối loạn hệ thần kinh tự chủ,… phần nhiều xảy ra khi nghỉ ngơi.
Có thể căn cứ theo 4 đặc điểm của tình trạng tức ngực, đau ngực, để phán đoán đó có phải là bệnh nghiêm trọng hay không:
Có ba căn bệnh gây tử vong dẫn đến đau tức ngực nghiêm trọng: nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ và tắc mạch phổi .
Nhồi máu cơ tim và tắc mạch phổi do những cục huyết khối làm tắc mạch máu ở tim phổi. Bóc tách động mạch chủ là tình trạng đau ngực dữ dội do bóc tách mạch máu lớn nhất trong cơ thể, nghiêm trọng nhất trong 3 bệnh, tỷ lệ tử vong cao nhất, gần 50%, cần phải phẫu thuật khẩn cấp mới có thể cứu sống.
1. Nhồi máu cơ tim: đau tức ngực, khó thở, đau di chuyển rộng, ra mồ hôi trộm.
Vị trí cơn đau ở giữa ngực bên trái, nửa người bên trái xuất hiện cơn đau lan rộng, đau lan đến vai trái, cổ, cằm, thậm chí một số ít người sẽ cảm thấy đau cả răng bên trái.
Ngoài đau tức ngực, thở khò khè, còn có ra mồ hôi trộm, một số bệnh nhân bị đau đến toát mồ hôi lạnh.
2. Bóc tách động mạch chủ: đau ngực dữ dội, khó thở, cảm giác đau mở lan ra sau lưng, huyết áp ở các chi chênh lệch lớn.
Cơn đau do bóc tách động mạch chủ có cường độ mạnh nhất, người bệnh có cảm giác như lồng ngực bị xé toang. Cơn đau bắt đầu ở chính giữa ngực, sau đó lan rộng ra lần lượt tới lưng trên và lưng dưới.
Ông Trần Quán Nhậm giải thích rằng, vì bóc tách động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể bị rách, tạo thành cơn đau theo đường đi của động mạch chủ, mở rộng kiểu gậy chống.
Đồng thời, do động mạch chủ bị bóc tách làm nguồn cung cấp máu không cân bằng, huyết áp tại các chi sẽ khác biệt rất lớn.
3. Tắc mạch phổi: khó thở nặng, đau tức ngực, môi mặt tím.
Khó thở là triệu chứng chính, phần lớn bệnh nhân đầu tiên sẽ cảm thấy khó thở nhẹ, sau đó càng lúc càng khó thở, tiếp theo bắt đầu xuất hiện đau tức ngực, có thể kèm ho ra máu.
Lúc này đi khám sẽ thấy, bệnh nhân tim đập rất nhanh và oxy máu giảm, nghiêm trọng hơn thì sắc mặt, môi, thậm chí ngón tay đều trở nên tím tái.
Cấp cứu chia làm hai giai đoạn kiểm tra: điện tâm đồ, chụp cắt lớp vi tính.
Ba loại bệnh này thuộc bệnh cấp tính, 70%-80% bệnh nhân có triệu chứng dữ dội ngay khi mới xuất hiện bệnh. Chỉ 10%-20% lúc đầu có triệu chứng nhẹ, có thể là khó thở nhẹ, tức ngực nhẹ, sau vài ngày cơn đau mới càng ngày càng nặng.
Những bệnh nhân này khi mới đến viện thường khó xác định nguyên nhân ngay, cần làm điện tâm đồ trước, nếu điện tâm đồ có vấn đề, rất có thể là nhồi máu cơ tim. Vì khi mạch máu tim bị tắc nghẽn, điện tâm đồ sẽ thay đổi rất rõ ràng.
Sau điện tâm đồ thì cần chụp cắt lớp vi tính vùng ngực, kiểm tra xem có bóc tách động mạch chủ hay huyết khối ở phổi hay không.
Nếu nhận định là nhồi máu cơ tim, phòng cấp cứu sẽ thông báo cho bác sĩ chuyên khoa tim mạch giải quyết, nếu là tắc mạch phổi thì phải tiêm thuốc chống đông, làm tan huyết khối trong phổi; bóc tách động mạch chủ phải khẩn cấp phẫu thuật xử lý .
Phòng tránh ba bệnh nặng: hoạt động nhiều hơn, tránh “tứ đại thiên vương”
Nguyên nhân phổ biến của bóc tách động mạch chủ là cao huyết áp, chiếm 80%, 20%-30% bệnh nhân còn lại mắc các bệnh bẩm sinh, như bệnh Marfan, nên mạch máu yếu nhược hơn người thường, dễ xuất hiện vấn đề. Khuyến nghị nhất định cần kiểm soát huyết áp, uống thuốc kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim: hút thuốc lá, tam cao (huyết áp cao, lipid máu cao, đường huyết cao) đều có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Bác sĩ Trần Quán Nhậm cho biết, gần đây ông gặp một bệnh nhân nam 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim, nguyên nhân dẫn đến bệnh chính là do hút thuốc lá và mắc bệnh tiểu đường, nhưng bản thân bệnh nhân lại không biết rằng lượng đường trong máu của mình rất cao.
Ông cũng nhận thấy, tình trạng bệnh nhân nhồi máu cơ tim và bóc tách động mạch chủ càng ngày càng trẻ hóa, cũng xuất hiện bệnh nhân ở 20-30 tuổi. Ông Trần Quán Nhậm khuyên mọi người cần chú ý đến ba cao:
“Tôi đều nói với bệnh nhân rằng hút thuốc và ba cao, là ‘tứ đại thiên vương’. Nhất định phải tránh 4 yếu tố nguy cơ này, có thể giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và bóc tách động mạch chủ.”
Cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc mạch phổi, người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao, phần lớn là do ít vận động. Bệnh nhân vừa mới phẫu thuật xong, phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết, hoặc bệnh nhân ung thư phổi, ung thư gan và các bệnh ung thư khác cũng gia tăng nguy cơ tắc mạch phổi.
Bác sĩ Trần Quán Nhậm giải thích rằng, bệnh nhân vừa được phẫu thuật do nằm trên giường một thời gian dài, máu lưu thông chậm, dễ ngưng tụ tạo khối.
Đây là tình huống có thể kiểm soát được, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên đứng dậy vận động nhiều hơn sau vài ngày sau mổ, khi vết thương đã lành cũng cần tập thêm các bài tập trong khả năng của mình, chỉ cần theo dõi định kỳ.
Tuy nhiên, một số yếu tố không thể giải quyết được, ví dụ một số bệnh ung thư hiện nay vẫn không thể chữa khỏi, tùy theo tình hình bệnh nhân sẽ được khuyên dùng thuốc chống đông máu trong thời gian dài.
Tắc mạch phổi ở người trẻ phần lớn là do bệnh bẩm sinh, có học sinh cấp 3 do cơ chế tan máu trong cơ thể thiếu hụt, chỉ cần ít vận động một chút là dễ phát sinh huyết khối, phải uống thuốc chống đông suốt đời và tái khám định kỳ.
Vì cơ chế đông máu và tan máu cần phải ở trạng thái cân bằng, chức năng đông máu có thể ngăn vết thương chảy máu không ngừng, nhưng nếu chức năng đông máu quá mạnh sẽ dễ sinh ra huyết khối.
Nhìn chung mọi người lúc bình thường cũng nên vận động nhiều hơn, tránh duy trì một tư thế quá lâu, không vận động trong thời gian dài dễ tạo ra các huyết khối nhỏ gây tắc mạch.