Mầm mống khủng hoảng sức khỏe tâm thần trẻ em trong COVID-19
Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, đại dịch COVID-19 gây căng thẳng không chỉ từ áp lực tài chính, thời gian và công sức chăm sóc con cái mà còn là nỗi lo âu về sức khỏe. Sự trầm cảm, lo lắng của cha mẹ gia tăng trong COVID-19 có thể ảnh hưởng suốt đời đến sức khỏe tâm thần của con trẻ.
Các vấn đề về sức khỏe và tinh thần sẽ gia tăng đáng kể do ảnh hưởng của COVID-19 và các biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn nó.
Những hậu quả lâu dài có thể xảy ra đối với trẻ em do sự gia tăng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm của cha mẹ chỉ mới bắt đầu được biết. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây cho chúng ta thấy rằng những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi vấn đề này có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần trong suốt cuộc đời của chúng sau này.
Cha mẹ lo lắng, trầm cảm ảnh hưởng đến con trẻ
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy lo lắng và trầm cảm trên các bà mẹ mang thai và những người có con nhỏ tăng cao gấp 3 đến 5 lần. Với trẻ em ở những gia đình có tiền sử bệnh tâm thần, xung đột trong gia đình và căng thẳng tài chính thì có sức khỏe về tinh thần tệ hơn. Những con số này đặc biệt đáng lo ngại vì trẻ em là nhóm tuổi dễ bị tổn thương do gần như phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Trong COVID-19, cha mẹ căng thẳng, lo lắng kết hợp với việc con cái dành nhiều thời gian ở nhà hơn dẫn đến gia tăng các vấn đề về sức khỏe thể chất và suy giảm nhận thức.
Căng thẳng trong quá trình nuôi dạy con cái liên quan đến bệnh tâm thần có thể dẫn đến những tương tác tiêu cực, bao gồm kỷ luật hà khắc và ít đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đối với cha mẹ, trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống. Nếu các vấn đề sức khỏe tâm thần tiếp tục không được giải quyết, chúng tôi dự đoán rằng tự tử ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ gia tăng.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được cải thiện khẩn cấp
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhà lãnh đạo phúc lợi trẻ em khác nêu bật tính chất quan trọng của việc ưu tiên các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho cha mẹ để đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phát triển của trẻ.
Giải quyết vấn đề tâm thần của cha mẹ không chỉ giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe trẻ em mà còn xây dựng năng lực của trẻ để quản lý các yếu tố gây căng thẳng khác, chẳng hạn như chuyển trường và các sự kiện không thể đoán trước khác.
Các phương pháp hiệu quả tồn tại để quyết về vấn đề tâm thần của cha mẹ; tuy nhiên, các rào cản cao trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn thậm chí còn cao hơn trong COVID-19. Các rào cản hiện tại như chi phí trị liệu tâm lý cao và nhu cầu chăm sóc trẻ em ngày càng trầm trọng hơn do sự xa cách về thể chất, đóng cửa các dịch vụ hiện có, đóng cửa nhà trẻ và trường học.
Việc chuyển các phương án điều trị sang các hình thức trực tuyến dựa trên bằng chứng cũng diễn ra chậm chạp và đòi hỏi đầu tư đáng kể để khai triển ở quy mô lớn và cải tiến chương trình để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Một vấn đề khác là hầu hết các mô hình telehealth hiện không đồng thời điều trị bệnh tâm thần của cha mẹ và rủi ro trong việc nuôi dạy con cái, mặc dù có bằng chứng đáng kể về tầm quan trọng của việc giải quyết cả hai.
Những hành động nhỏ hữu ích
Mặc dù nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe tinh thần kém của cha mẹ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, nhưng có những bước nhỏ mà bạn có thể thử ngay bây giờ:
Khẳng định lại rằng cảm xúc của bạn có ý nghĩa. Đây là khoảng thời gian khó khăn chưa từng có đi kèm với căng thẳng, buồn bã và lo lắng. Bạn không đơn độc trong những cảm giác này và tự hỏi về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhiều bậc cha mẹ khác cũng cảm thấy đau khổ tương tự và cố gắng giải quyết vấn đề làm thế nào để chăm sóc cho bản thân và gia đình của họ.
Nói về cảm xúc của bạn. Chia sẻ cảm xúc của bạn với các đối tác hỗ trợ, bạn bè, thành viên gia đình và nhà cung cấp dịch vụ có thể hữu ích .động viên và giải quyết vấn đề với những người khác có thể giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn. Chỉ một hành động chia sẻ đơn giản cũng có thể giúp bình thường hóa sự thật rằng bạn đang làm việc chăm chỉ và vẫn cảm thấy khỏe.
Khoan dung với bản thân. Chúng ta thường đối xử tốt với người khác và bỏ qua nỗi đau khổ của chính mình. Điều quan trọng là bạn phải ưu tiên chăm sóc sức khỏe và bản thân. Nếu bạn đang trải qua căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm, hãy trò chuyện và đối xử với người thân như với một người bạn. Nhiều người không quen đối xử tử tế với bản thân, nhưng có những nguồn sẵn có để giúp bạn nuôi dưỡng lòng từ bi.
Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có những suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân, vô vọng hoặc gia tăng việc sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện mất kiểm soát, đừng chờ đợi để yêu cầu hỗ trợ. Nếu tâm trạng kém hoặc lo lắng của bạn ảnh hưởng đến hoạt động của bạn ở nhà, với bạn bè hoặc tại nơi làm việc trong hai tuần trở lên, việc tìm kiếm thêm trợ giúp để vượt qua thử thách có thể là điều quan trọng để đi đến một tương lai tốt đẹp của bạn.
Hành động khẩn cấp trên các yếu tố rủi ro chủ yếu
Cần quan tâm vấn để rồi ro của chính bạn , ở các cấp độ gia đình, cộng đồng và chính sách.
Bây giờ là lúc để phát triển một chiến lược quốc gia về sức khỏe và tinh thần của gia đình. Các khoản đầu tư can thiệp sớm dự kiến sẽ mang lại lợi ích kinh tế và sức khỏe cao bằng cách ngăn chặn hậu quả lâu dài về vấn đề tinh thần của cha mẹ trở thành tác động của sự phát triển của học sinh và hành vi của trẻ.
Đầu tư vào sức khỏe và vấn đề tinh thần của gia đình. và hỗ trợ nuôi dạy con cái ngay bây giờ và trên nhiều phương diện, trước khi các vấn đề xảy ra, sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Đó là một trong những vấn đề mà chính phủ phải ưu tiên trong quá trình ứng phó với đại dịch COVID-19.
Leslie E. Roos là Phó giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Manitoba ở Canada, và Lianne Tomfohr-Madsen là Phó giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Calgary ở Canada. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên bởi The Conversation.
Leslie E. Roos& Lianne Tomfohr-Madsen
Định Quang Trần biên dịch
Xem thêm: