Lợi ích sức khỏe của măng tây
Với hương vị ngọt ngào, măng tây có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, măng tây còn là thực phẩm dồi dào cả về số lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mặc dù thuộc một chi lớn các thực vật được trồng để làm cảnh, nhưng măng tây là một trong số ít các thành viên thuộc họ Asparagaceae được trồng để làm thực phẩm. Kể từ khi được thuần hóa, măng tây đã trở thành một loại thực phẩm được yêu thích nhờ hương vị ngọt ngào và ngọn măng non mềm. Điều này cho phép chế biến măng tây theo nhiều cách rất khác nhau. Bạn có thể hấp, luộc, nướng hoặc thêm một ít cuống vào súp và món trứng chiên Frittata kiểu Ý để tăng thêm độ đặc của món ăn.
Lợi ích sức khỏe của măng tây
Ngoài hương vị hấp dẫn, măng tây còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, folate, sắt, magie, phospho, kali, vitamin A, K và C. Măng tây cũng chứa một lượng nhỏ vi lượng niacin và vitamin E. Rõ ràng, loại rau này là thực phẩm cung cấp tốt nhất cả về số lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng. Do vậy, việc thêm măng tây vào chế độ ăn uống của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí Nutrients, đã khẳng định rằng nhiều loại rau (bao gồm cả măng tây) có thể bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Điều này có thể là do lượng chất xơ và vitamin cao trong loại rau này.
- Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Là một trong những nguồn folate có nguồn gốc thực vật tốt nhất, măng tây có thể giúp giảm nguy cơ sẩy thai và dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Măng tây chứa một lượng đáng kể vitamin K và canxi cần thiết để duy trì sức khỏe xương. Việc cung cấp đủ lượng vitamin K trong cơ thể sẽ giúp đảm bảo sự hấp thụ canxi hiệu quả, giảm nguy cơ gãy xương.
Các nghiên cứu đã thực hiện về măng tây
Các thành phần có hoạt tính của măng tây, chủ yếu là saponin steroid vẫn đang là chủ đề của nhiều nghiên cứu khoa học.
Trong một nghiên cứu năm 1997 từ Planta Medica, các nhà nghiên cứu đã phân lập được hai oligo furostan oside từ hạt măng tây có tác dụng gây độc đối với các tế bào ung thư máu ở người.
Điều này trùng khớp với một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Phytochemistry Reviews, trong đó saponin triterpene và saponin steroid đã kích hoạt quá trình apoptosis (chết theo chương trình) ở các tế bào khối u và sự phân rã khung xương tế bào.
Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2018 từ tạp chí Toxicology Reports đã chứng minh rằng chất chiết xuất từ cây cũng có thể chống lại stress oxy hóa và tổn thương gan và thận. Những con chuột Wistar được sử dụng đồng thời bisphenol A (gây stress oxy hóa ở gan và thận) và chiết xuất măng tây. Kết quả cho thấy chiết xuất măng tây có tác dụng bảo vệ mô gan và thận của chuột, làm giảm đáng kể ảnh hưởng của bisphenol A.
Chiết xuất từ thân cây cũng có lợi cho làn da. Năm 2018, tạp chí Environmental Health and Preventive Medicine đã công bố một nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ măng tây có thể giúp ngăn ngừa lão hóa da do tia UV bằng cách kích thích sự biểu hiện của HSP70 (một protein sốc nhiệt có tác dụng chống lại quá trình lão hóa da sớm do tia cực tím UV) trong quá trình phơi nhiễm với tia UV-B.
Tại Nhật Bản, măng tây bị ức chế sinh trưởng đang được coi là một vấn đề lớn trong ngành nông nghiệp. Do đó, cây măng tây đã được phân tích để tìm ra lý do.
Đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi khi các chuyên gia thảo luận về khả năng gây ức chế sinh trưởng cây măng tây là do hóa chất hay vi sinh vật. Nhưng một nghiên cứu được tiến hành dựa trên các nghiên cứu về đất ở một số cánh đồng vào năm 2007 và 2008 đã kết luận rằng sự ức chế tăng trưởng là do việc trồng măng tây liên tục.
Công thức nấu ăn lành mạnh với măng tây của trang web Epicurious:
Salad măng tây và trái bơ
Nguyên liệu:
- 4 đến 5 ngọn măng tây tươi mập mạp
- 2 thìa dầu dừa
- 1 trái bơ, cắt đôi, bỏ hạt và gọt vỏ
- Muối Himalaya
- 16 lá bạc hà tươi, cắt nhỏ
- 1/2 quả chanh
Cách chế biến:
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times