Hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ đối với bệnh COVID-19 nhưng có thể kiểm soát được
Hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp ba lần nguy cơ nhập viện và tăng gấp 5 lần nguy cơ tử vong do COVID -19. Tuy nhiên thông qua việc thay đổi lối chế độ ăn, chế độ tập luyện và kiểm soát căng thẳng, chúng ta có thể cải thiện hoặc đảo ngược hội chứng này.
Tại Hoa Kỳ, dữ liệu được NHANES công bố vào năm 2016 cho thấy 87,8% người Mỹ có quá trình chuyển hóa chất không lành mạnh. Theo bản cập nhật vào tháng 1 năm 2019 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 122 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Dữ liệu từ COVID-19 cho thấy những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ tử vong gấp 3,5 lần và và nguy cơ nhập viện gấp 5 lần so với người bình thường; trong khi béo phì chỉ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong. Vì thế chúng ta nên xem xét về tình trạng trao đổi chất, bởi vì có tới 40% người có chỉ số BMI bình thường, hay có cân nặng hợp lý có sự bất thường về mặt trao đổi chất. Cách dùng chỉ số khối BMI để xác định béo phì chỉ dựa trên cân nặng và chiều cao mà không tính đến tỷ lệ mỡ thừa, khối lượng cơ hoặc chủng tộc nên đã bỏ sót một nhóm lớn những người nhiều nguy cơ và có thể tự giúp mình bằng cách thay đổi lối sống. Họ sẽ không được tư vấn vì họ được thông báo rằng họ có cân nặng hợp lý.
Để đánh giá sự trao đổi chất, chúng ta dựa vào năm thông số sau:
- Có vòng bụng lớn
- Tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2
- Tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp
- Nồng độ Triglycerid trong máu cao
- Nồng độ HDL Cholesterol trong máu thấp.
Nếu tất cả năm thông số đó trong giới hạn bình thường, bạn có một sự trao đổi chất tốt. Có nhiều hơn hoặc ba thông số bất thường là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa. Khi biết về tình trạng rối loạn chuyển hóa của mình và tích cực thay đổi lối sống thì trong vòng vài tuần, bạn đã có thể nhận thấy kết quả.
Làm thế nào để bạn cải thiện năm thông số trao đổi chất đó?
Bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, hoạt động, giấc ngủ và những căng thẳng của mình để tối ưu quá trình trao đổi chất và đảo ngược hội chứng chuyển hóa. Bạn không cần chờ đến khi mắc hội chứng này vì bạn có thể áp dụng ngay bây giờ.
Chế độ ăn
Hạn chế hoặc loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn có nhiều dầu công nghiệp, đường và tinh bôt mì (tức là bánh mì, mì ống và gạo). Những loại thực phẩm này thúc đẩy đề kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đường có những tác động độc lập có hại đến quá trình trao đổi chất. Loại bỏ đường là một trong những yêu cầu đầu tiên. Cảm giác thèm đồ ngọt có thể gây khó khăn đối với một số người, nhưng họ sẽ vượt qua được những cơn thèm đó trong vòng ba đến sáu tuần.
Hạn chế dầu ăn có nguồn gốc biến đổi gen. Một vấn đề lớn khác về chế độ ăn uống là việc sử dụng rộng rãi các loại dầu từ hạt đã qua chế biến công nghiệp như dầu hạt cải, bắp và đậu nành – hầu hết trong số đó đã biến đổi gen. Đây dường như là yếu tố trung tâm của các bệnh mãn tính của thế giới hiện đại. Bên cạnh những tác hại trực tiếp, các loại dầu này chuyển tỷ lệ omega-3 thành omega-6, vì chúng chứa quá nhiều axit linoleic omega-6. Khi nấu nướng, chúng cũng tạo ra các hợp chất andehit độc hại, gây ung thư.
Thay cho dầu hạt, hãy sử dụng dầu chứa chất béo bão hòa lành mạnh như dầu dừa, bơ làm từ sữa bò được nuôi ăn cỏ, bơ hữu cơ đã qua chưng cất, hoặc mỡ lợn.
Chế tập luyện thể chất
Hãy hoạt động thể chất nhiều hơn. Điều này giúp cải thiện và giảm các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Chỉ cần lưu ý không tập quá sức, vì tập thể dục quá mức thực sự sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của bạn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngủ đủ giấc
Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc. Điều này rất quan trọng đối với chu kỳ nghỉ ngơi và đổi mới của cơ thể bạn và thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng thúc đẩy việc giải phóng nội tiết tố cortisol. Phản ứng này rất hữu ích trong các tình huống ngắn hạn khi cần thoát khỏi mối đe dọa nào đó liên quan đến sự sống còn của bạn. Nhưng phản ứng này kéo dài mang đến hàng loạt vấn đề cho cuộc sống hiện đại. Cuối cùng, sự bài tiết liên tục cortisol khiến cơ thể suy kiệt và dễ bị mắc bệnh.
Vai trò của vitamin D với chức năng miễn dịch của cơ thể
Một yếu tố quan trọng khác đối với chức năng hệ miễn dịch là vitamin D. Hầu hết các tế bào trong cơ thể bạn đều chứa thụ thể nhận vitamin D, và nó có liên quan đến việc tăng cường khả năng tự miễn dịch và thích ứng. Điểm mấu chốt là bạn cần có năm thông số trao đổi chất được liệt kê ở trên trong giới hạn bình thường và nồng độ vitamin D trong máu tối ưu, từ 40 ng / mL đến 60 ng / mL.
Lý tưởng nhất là hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời vì nó tồn tại trong máu lâu hơn. Nhưng một điều chắc chắn là trong những tháng mùa đông, bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D.
Kết luận
Lối sống của chúng ta sẽ có tác động lớn đến nguy cơ tiên lượng bệnh nặng hoặc có thể tử vong khi chúng ta đối mặt với COVID-19. Ăn thức ăn tự nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, tập thể dục nhiều hơn, giảm bớt căng thẳng và tăng cường giao tiếp xã hội – tất cả những điều đó là chìa khóa để đảm bảo quá trình trao đổi chất lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com, tác giả cuốn sách bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp nguồn kiến thức quý giá cho mọi người để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com