7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc
Nhuộm tóc không chỉ mang lại sự tự tin và thích thú mà còn là cách thể hiện sức sáng tạo. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ, việc nắm rõ các phương pháp nhuộm tóc an toàn là rất quan trọng.
Nhiều người nhuộm tóc vì lý do thẩm mỹ và một số dùng các sản phẩm tự nhiên để giảm nguy cơ dị ứng. Nhưng liệu thuốc nhuộm tự nhiên có thực sự an toàn? Và thuốc nhuộm hóa học có làm tăng nguy cơ ung thư?
Bác sĩ Yishan Tsai, giám đốc Khoa Da liễu tại Phòng khám Yes ở Đài Loan, nhấn mạnh trong chương trình “Health 1+1” rằng, người dùng có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách áp dụng đúng phương pháp nhuộm tóc.
Thuốc nhuộm tóc tự nhiên liệu có an toàn?
Một số người chọn thuốc nhuộm tự nhiên để giảm nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, bác sĩ Tsai cho biết các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn. Gần đây, bà đã điều trị cho một phụ nữ 50 tuổi muốn nhuộm lại mái tóc bạc. Người này tin rằng các sản phẩm tự nhiên sẽ không gây hại nên đã dùng thuốc nhuộm tóc henna. Tuy nhiên, ngay sau khi sử dụng, da đầu của bà bị dị ứng, xuất hiện mẩn đỏ, sưng, ngứa và thậm chí là phồng rộp.
Bác sĩ Tsai lưu ý rằng henna thường được sử dụng ở Ấn Độ để xăm tạm thời và nhuộm tóc, nhưng cũng có thể gây dị ứng. Tương tự, các loại thuốc tự nhiên khác như kombu, lá cà phê và polygonum multiflorum cũng không phải là không có rủi ro.
Thuốc nhuộm tóc hóa học có thực sự gây hại?
Có một quan niệm sai lầm phổ biến trên mạng rằng thuốc nhuộm tóc sẫm màu gây ảnh hưởng xấu đến tóc. Bác sĩ Tsai không đồng ý với điều này, giải thích rằng thuốc nhuộm tóc gồm có ba loại: tạm thời, bán vĩnh viễn và vĩnh viễn.
Thuốc nhuộm vĩnh viễn thường chứa các thành phần như paraphenylenediamine, tạo ra màu tối hơn và gây hư tổn tóc nhiều hơn. Thuốc nhuộm tóc tạm thời, ví dụ như thuốc xịt tạo kiểu, chỉ bám trên bề mặt tóc và dễ dàng để rửa sạch, gây ra tổn hại tối thiểu. Thuốc nhuộm bán vĩnh viễn thường tồn tại trong khoảng một tháng và phai dần sau 5-6 lần gội, mặc dù sắc tố của thuốc vẫn nằm trong lớp vỏ tóc.
Quá trình nhuộm tóc sang màu tím hoặc cam thường gây hư tổn tóc khá nhiều. Bác sĩ Tsai giải thích rằng những người có mái tóc sẫm màu muốn nhuộm sang màu sáng hơn phải sử dụng hydrogen peroxide để loại bỏ melanin. Nếu màu mới gần giống màu gốc, quá trình tẩy tóc không tốn quá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, người có mái tóc đen muốn nhuộm sang màu vàng hoặc sáng hơn cần tẩy tóc nhiều lần bằng hydrogen peroxide. Điều này có thể gây tổn hại cho da đầu và tóc, dẫn đến tích tụ hóa chất. Hơn nữa, vô tình tiếp xúc với thuốc tẩy có thể làm bỏng da đầu và dẫn đến rụng tóc. Việc thay đổi màu tóc thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể chất lượng tóc.
Bác sĩ Tsai có một bệnh nhân nam 18 tuổi là thực tập sinh tại một công ty giải trí. Do tính chất công việc, anh cần phải tẩy tóc đen thành màu tím nhạt. Trong quá trình tẩy, trợ lý đã không chú ý đến tình trạng tóc của anh, khiến anh bị bỏng hóa chất và có một mảng hói trên đầu. May mắn thay, sau khi chẩn đoán, bác sĩ xác định tổn thương này không phải là vĩnh viễn.
Thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ ung thư không?
Nghiên cứu đã phát hiện thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, vú và da ở phụ nữ.
Một bài viết năm 2020 của Trường Y Harvard được công bố trên BMJ đã phân tích dữ liệu khảo sát từ 110,000 nữ y tá. Nghiên cứu cho thấy mặc dù nguy cơ mắc hầu hết các loại ung thư không tăng ở những người sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn, nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư biểu mô tế bào đáy (một loại ung thư da) lại cao hơn.
7 cách nhuộm tóc an toàn
Bác sĩ Tsai tin rằng việc nhuộm tóc không quá thường xuyên không gây nên ung thư. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu các biện pháp phòng ngừa cơ bản khi sử dụng thuốc nhuộm:
Thanh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.