Hẹ có tác dụng bồi bổ gan thận, chiên với trứng có thể ngăn ngừa đau dạ dày
Hẹ là một trong những loại rau chúng ta thường ăn, chúng ta dùng nó làm món chiên trứng, chiên đậu, làm nhân bánh bao. Theo quan điểm của Trung y mà nói, Hẹ cũng là một dược liệu rất tốt, ví dụ như ăn trứng tráng với Hẹ có thể cải thiện tình trạng đau bụng do lạnh, Hẹ thêm vào tôm chiên trứng có thể thông sữa! Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trong việc ăn Hẹ.
Hẹ là một loại cây thân thảo sống lâu năm trong họ Loa Kèn (Liliaceae), có vị cay ngọt tính ấm, lá có tính nhiệt, rễ có tính ấm, hạt có vị cay ngọt tính ấm; Hẹ có tác dụng vào kinh vị, can và thận. Hẹ chỉ trồng một lần nhưng có thể phát triển rất lâu sau khi trồng, người xưa gọi là “cửu thái”. Trong “Lễ Ký” Hẹ được gọi là “phong bản”, có nghĩa là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh, có thể phục hồi sau khi cắt, một năm có thể thu hoạch 5, 6 lần, vì vậy nó còn có tên khác là Khởi dương thảo, Thảo chung nhũ, Trường sinh cửu thái và Biên thái.
Hẹ mọc vào mùa xuân, bổ dưỡng can vào mùa xuân, là loại rau của can. Trong cuốn “Tố Vấn” có nói rằng: “Người bệnh tim nên ăn hẹ, vì tâm là con của can, mẹ có thể làm mạnh con”. Hẹ được mệnh danh là “đệ nhất món ngon mùa xuân”, giống như “Bản thảo cương mục” đã nói: “Tháng giêng hành lá, tháng hai cửu thái”.
Chất lượng của Hẹ biến đổi theo mùa, mùa xuân thì Hẹ mọc, mùa hè thì Hẹ có mùi hôi, Hẹ già thì có mùi lưu huỳnh, dù nấu chín nhưng mùi vẫn nặng. Người dân miền Bắc Trung Quốc thích ăn Hẹ quanh năm, vì thế nhà thường có Hẹ, người dân miền Giang Nam cho rằng nó có vị cay và mùi hôi, họ thường dùng Hẹ vàng đã thu hoạch, khi xào rất thơm. Hẹ ngon nhất vào đầu mùa xuân, béo và mềm, hạt đen và căng mọng.
Những điều cấm kỵ và cần biết khi ăn Hẹ
- Hẹ là một loại rau trong ngũ huân.
- Hẹ không nên chiên, luộc, xào lâu; không ăn với mật ong, thịt bò, rau cải, dâu tằm.
- Người bệnh chàm không nên ăn Hẹ.
- Hẹ ăn nhiều sẽ chóng mặt, người có các bệnh về mắt, sốt rét, lở loét, sau bệnh sa đậu nên tránh.
- Người có miệng lưỡi lở loét, hôi miệng, nóng trong người, sau khi uống rượu, mắt đỏ sưng tấy, hay có ghèn mắt, và mắt vừa mới phẫu thuật nên tránh.
- Mùa hè không nên ăn nhiều Hẹ, người già nên ăn ít, chất xơ thô ráp trong Hẹ khó tiêu hóa và hấp thụ, dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy.
- Người âm hư hỏa vượng, tâm phiền miệng khát, cổ họng khô táo, lưỡi đỏ ít rêu, bệnh lở loét, Herpes, các bệnh về mắt, tiêu chảy không nên ăn hạt Hẹ.
28 Cách dưỡng sinh, chữa bệnh từ Hẹ
Biên dịch: Lâm Mộc