Giờ đi ngủ có thể quyết định sức khỏe tim mạch của bạn không?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tim mạch của bạn. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí European Heart Journal Digital Health cho thấy rằng không chỉ thời lượng ngủ mà thời điểm bạn đi ngủ cũng tạo nên sự khác biệt trong sức khỏe của bạn.
Thiếu ngủ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến óc phán đoán, khả năng học hỏi và tâm trạng của bạn, đồng thời làm tăng nguy cơ bị tai nạn hoặc chấn thương.
Số giờ ngủ cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Người từ 18 tuổi trở lên tốt nhất ngủ liên tục từ 7-9 giờ mỗi đêm.
Vào năm 2016, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [Hoa Kỳ] cho biết cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người không ngủ đủ giấc. Khi xem xét dữ liệu, họ phát hiện ra rằng thời lượng ngủ thay đổi giữa các tiểu bang, chỉ có ít người trưởng thành sống ở các tiểu bang ở khu vực đông nam của Hoa Kỳ và Dãy núi Appalachian ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm.
Những lý do khiến mọi người không ngủ đủ giấc thay đổi khác nhau. Theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn Giấc ngủ, có khoảng 90 tình trạng giấc ngủ khác nhau. Nhiều người có triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hoặc cảm giác hoặc cử động bất thường xảy ra trong khi ngủ.
Một giấc ngủ ngon là nền tảng của hạnh phúc – điều quan trọng này đã được hầu hết các chuyên gia y tế công nhận. Nghiên cứu hiện tại đều củng cố rằng chúng ta nên chăm sóc giấc ngủ trọn vẹn để có sức khỏe tốt.
Đi ngủ lúc 10 giờ tối có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn
Một trong những nhà khoa học trong nghiên cứu nổi bật về giấc ngủ đã giải thích rằng thời gian đi ngủ tác động đến sức khỏe có thể liên quan đến đồng hồ sinh học 24 giờ trong cơ thể của bạn. Ông lưu ý rằng mặc dù dữ liệu không thể hiên mối quan hệ nhân quả, nhưng kết quả đã chứng minh rằng thời điểm đi ngủ có thể phá vỡ nhịp sinh học và gây hậu quả bất lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu trước đây đã xem xét và tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa một cá nhân đi ngủ mấy giờ và bệnh tim mạch không phải là chủ đề của nhiều nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập từ 103,712 người Anh tham gia trong hơn bảy ngày với một gia tốc kế. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã loại trừ hơn 15,000 người khỏi nghiên cứu vì dữ liệu được cung cấp có chất lượng thấp hoặc không đầy đủ. Họ cũng loại trừ những người tham gia đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, ngưng thở khi ngủ hoặc mất ngủ trước hoặc trong quá trình thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mẫu của 88,026 người. Độ tuổi trung bình của những người này là từ 61 tuổi và 58% người tham gia là phụ nữ. Những người tham gia đã được theo dõi trong 5.7 năm tiếp theo, trong suốt thời gian đó các nhà nghiên cứu đo thời gian ngủ được báo cáo [lần lượt là] trước 10 giờ tối, từ 10 giờ tối đến 10:59 giờ tối, từ 11 giờ tối đến 12 giờ tối hoặc lúc nửa đêm hoặc muộn hơn.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát tuổi và giới tính trong khi phân tích dữ liệu và thấy rằng những người đã đi ngủ trong khoảng từ 10 giờ tối đến 10:59 giờ tối có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp nhất.
Kết quả cho thấy những người đã đi ngủ vào nửa đêm hoặc sau đó có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 25% khi so sánh với những người đi ngủ từ 10 giờ tối đến 10:59 giờ tối.
Thật thú vị, nguy cơ với những người ngủ thiếp đi trước 10 giờ tối cũng tương tự ở mức 24%. Những người đã đi ngủ một cách nhất quán trong khoảng từ 11 tối đến nửa đêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 12%. Sau khi phân tích sâu hơn kết hợp với giới tính, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam giới.
Một trong những nhà nghiên cứu, tiến sĩ David Plans, đã nhận xét trong một thông cáo báo chí:
“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng thời gian tối ưu để đi ngủ là một điểm đặc trưng trong chu kỳ 24 giờ của cơ thể và sự chênh lệch có thể gây hại cho sức khỏe. Thời gian rủi ro nhất là sau nửa đêm, có khả năng vì nó có thể làm giảm khả năng nhìn thấy ánh sáng buổi sáng, [cũng như] cài đặt lại đồng hồ cơ thể.
Trong khi những phát hiện không thể hiện được mối liên hệ nguyên nhân – kết quả, thời gian đi ngủ đã xuất hiện dưới dạng yếu tố nguy cơ tim mạch tiềm ẩn – độc lập với các yếu tố nguy cơ và đặc điểm giấc ngủ khác. Nếu phát hiện của chúng tôi được xác nhận trong các nghiên cứu khác, thời gian ngủ và vệ sinh giấc ngủ cơ bản có thể là mục tiêu sức khỏe cộng đồng chi phí thấp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.”
Thiếu ngủ có liên quan đến bệnh tim
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ là hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu trong năm 2019. Mặc dù đã có sự sụt giảm nghiêm trọng về bệnh tim mạch nhưng các tình trạng bệnh trong nhóm này vẫn tiếp tục là những nguyên nhân chính gây mất đi sức khỏe và tính mạng.
Tình trạng thiếu ngủ phổ biến góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và có thể có một mối liên hệ cơ bản với việc gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do tim mạch.
Một đánh giá hệ thống về các tài liệu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ bao gồm 74 nghiên cứu với 3,340,684 người tham gia. Dữ liệu cho thấy khi có sự bất đồng từ bảy đến tám giờ ngủ được đề xuất, thì có một nguy cơ tử vong cao hơn và các sự kiện tim mạch khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ nhiều hơn có thể có mối liên hệ cao hơn với kết quả bất lợi so với thời gian ngủ ngắn hơn.
Một bài báo năm 2019 được công bố trên tạp chí Circulation đã thảo luận về những rủi ro của các biến cố tim mạch hoặc tử vong ở những người ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Người viết lưu ý rằng ngủ quá ít từ lâu đã có liên quan đến huyết áp cao, béo phì và bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác đã đánh giá nguy cơ liên quan đến ngủ quá nhiều hoặc quá ít ở những người đã được chẩn đoán bệnh động mạch vành. Họ đã nhận vào 2,846 bệnh nhân và theo dõi trung bình trong 2.8 năm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng cả việc ngủ quá dài và quá ngắn có liên kết độc lập với tỷ lệ tử vong cao hơn do bệnh tim.
Giấc ngủ bị phân mảnh liên quan đến chứng xơ vữa động mạch và viêm
Ngoài thời gian ban đêm bạn đi ngủ và số giờ ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
Giấc ngủ bị phân mảnh có liên quan đến xơ vữa động mạch, sự tích tụ của mảng xơ mỡ trong thành động mạch có thể dẫn đến bệnh tim gây tử vong. Bệnh tim mạch giết chết 12,000 người Mỹ một tuần, nhiều hơn nhiều so với báo cáo trung bình của Covid-19 với 8,279 người chết mỗi tuần vào năm 2021 theo báo cáo của CDC.
Vào tháng 06/2020, các nhà khoa học giấc ngủ của Đại học California tại Berkeley đã xuất bản một bài báo trên [Tạp chí] Sinh học PLOS bắt đầu làm rõ một số cơ chế thông qua đó giấc ngủ bị phân mảnh có thể gây xơ vữa động mạch.
Giấc ngủ bị phân mảnh được mô tả là thức dậy trong đêm, gặp khó khăn khi ngủ lại và cảm giác không thoải mái khi thức dậy vào buổi sáng. Một số nguyên nhân của giấc ngủ bị phân mảnh có thể bao gồm từ căng thẳng và lo lắng đến việc tiêu thụ caffeine và rượu quá mức. TÌnh trạng này cũng được liên kết với một số bệnh khác nhau
Các chuyên gia về giấc ngủ từ Đại học California tại Berkeley đã nghiên cứu hơn 1,600 người tham gia. Họ đã có thể tách biệt tác động của giấc ngủ bị phân mảnh đến chứng xơ vữa động mạch từ những người đóng góp phổ thông khác như giới tính, dân tộc, chỉ số khối cơ thể, độ tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp và các yếu tố lối sống khác.
Nhà khoa học nghiên cứu cao cấp Matthew Walker, một giáo sư tâm lý học và thần kinh học của Đại học California tại Berkeley, đã nhận xét về kết quả:
“Chúng tôi đã phát hiện ra rằng giấc ngủ bị phân mảnh có liên quan đến một kết cục duy nhất – viêm tuần hoàn kinh niên trong lưu thông mạch máu – đến lượt nó, có liên quan đến số lượng mảng bám nhiều hơn trong động mạch vành.”
Theo Walker, “Mối liên hệ giữa giấc ngủ bị phân mảnh và chứng viêm kinh niên có thể không chỉ giới hạn ở bệnh tim, nhưng có thể bao hàm cả sức khỏe tâm thần và rối loạn thần kinh, như bệnh trầm cảm nặng và bệnh Alzheimer.”
Mất ngủ ảnh hưởng nhiều hơn đến tim mạch của bạn
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm:
Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times