Điều gì thực sự điều khiển bạn trong cuộc trò chuyện?
Khi chúng ta tìm kiếm sự công nhận từ người khác, chúng ta đã để cho các nhân tố bên ngoài quyết định tất cả. Điều quan trọng nhất là chúng ta giữ liên lạc với bản thân, luôn làm chủ ý thức nội tại và kết nối khi tương tác với người khác.
Khi trò chuyện với những người khác, hầu hết chúng ta đều có xu hướng nói uh-huh, hmmm hoặc thỉnh thoảng gật đầu, để cho người khác biết rằng chúng ta đang nghe họ và nhận thông tin của họ. Những cử chỉ này là cách duy trì kết nối trong tương tác và bảo đảm với người khác rằng chúng ta đồng hành cùng họ trong câu chuyện của họ.
Một người bạn mà tôi đã biết trong nhiều năm chỉ đơn giản là không biểu lộ cách cư xử thường lệ này. Những biểu tượng thừa nhận bình thường này không xảy ra và không bao giờ có. Khi tôi chia sẻ suy nghĩ hoặc trải nghiệm với người bạn này, tôi không nhận được bất kỳ tín hiệu rõ ràng nào cho thấy anh ấy đang tiếp nhận chúng, rất ít cảm thụ trải nghiệm của tôi theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa. Tôi cho rằng anh ấy đang nghe thấy tôi, vì anh ấy đang ở trong phòng và không bị điếc, và cũng bởi vì anh ấy thường ám chỉ những gì tôi đã chia sẻ trong cuộc trò chuyện sau đó. Nhưng trong tương tác thực tế, không có gì để khẳng định rằng tôi đang được lắng nghe. Và thường có cảm giác như thể tôi đang không nói chuyện với ai.
Trong một “cuộc trò chuyện” gần đây với người bạn này, tôi nhận thấy rằng tôi ngày càng lo lắng và thậm chí lúng túng một chút. Khi không có bất kỳ lời nói hoặc cử chỉ thừa nhận nào từ anh ấy, trong sự im lặng, tôi ngày càng cảm thấy hụt hẫng, vô duyên, lạ lẫm, và không còn liên thông với kinh nghiệm của chính mình. Tôi đã mất kết nối với chính mình.
Những lời thốt ra từ miệng tôi vẫn đang kể câu chuyện tôi muốn kể, nhưng người đang nói với tôi đã rời khỏi nơi ấy. Tôi đã bị ngắt kết nối với những gì quan trọng đối với tôi về những gì tôi đang chia sẻ. Không thể nào nhận ra được dù nó có ở nội tại hay ngoại hiện mà tôi đã sốt sắng theo đuổi, cố gắng gợi ra phản hồi từ anh ta, để anh ta nghe thấy tôi, xác thực các kinh nghiệm của tôi, và cuối cùng, cho tôi thấy rằng mình tồn tại.
Thông thường, chúng ta cần điều gì đó từ người nghe mà chúng ta thậm chí cũng không nhận biết [nhu cầu đó]. Chúng ta đang cố gắng làm cho người khác cảm thấy chúng ta được lắng nghe, cho chúng ta cảm giác rằng trải nghiệm của chúng ta được hiểu, rằng chúng ta được thấu hiểu. Chúng ta trao cho người kia quyền được đáp ứng hoặc từ chối ham muốn căn nguyên này của chúng ta, điều cơ bản nhất trong tất cả khát vọng của con người. Và bởi vì niềm khao khát được lắng nghe này rất sâu thẳm và uyên thâm, nên rất đau đớn khi điều đó không xảy ra, việc trao nó cho người đối thoại của chúng ta tạo ra cảm giác căng thẳng và thậm chí là tuyệt vọng trong chúng ta. Nếu không biết điều đó, chúng ta tự khiến mình bất lực trong việc đáp ứng một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mình.
Đôi khi, ngoài việc cố gắng được lắng nghe, chúng ta còn đang vật lộn với việc tìm kiếm sự ủng hộ hoặc xác thực, để khiến người khác cảm thấy ổn về điều chúng ta đã nói hoặc đã làm, để xác nhận tính đúng đắn của chúng ta. Đôi khi, chúng ta đang cố gắng gợi ra một phản ứng để xoa dịu cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc sợ hãi và làm dịu đi những suy nghĩ tiêu cực của chính mình. Vào những lúc khác, chúng ta còn cố gắng khiến người khác nhìn chúng ta theo một khía cạnh cụ thể như thông minh, ấn tượng, tốt hoặc bất kỳ một nhận dạng tích cực nào khác; chúng ta đang cố khơi gợi một phản hồi khiến chúng ta cảm thấy như vậy là đủ.
Bất kể chúng ta đang cố muốn có gì từ người kia và thông thường, đó là điều gì đó vốn khiến ta phải thống khổ nếu không đạt được điều đó.
Cố gắng gợi ra phản hồi là một phần bình thường trong mọi tương tác của con người. Nhưng ở mức độ tinh tế nào đó, ý định thường ẩn này tạo ra một cảm giác căng thẳng và cố sức.
Để giải phóng bản thân khỏi ràng buộc này, chúng ta cần nhận thức:
Trước tiên, chúng ta cần biết khi nào nội tại chúng ta bị cuốn vào mối tương tác và bị điều khiển bởi nhu cầu nhận được điều gì đó từ người nghe. Chúng ta cần có khả năng dừng ngay tại đó, trong khoảnh khắc nhận ra ấy và điều chỉnh hướng nhìn lại. Từ đó, chúng ta có thể quan sát nội tâm của chính mình.
Chúng ta cần ý thức được điều gì đang thực sự thúc đẩy chúng ta, loại phản hồi mà chúng ta đang cố gắng đạt được và quan trọng nhất là phản hồi như vậy sẽ khiến chúng ta hài lòng hoặc yên tâm hơn.
Với nhận thức như thế, chúng ta có thể bước ra khỏi sự tranh đấu, lùi bước sau các nỗ lực không ngừng. Chúng ta có thể chuyển sự chú ý của mình khỏi người khác và hướng về những khao khát của chính mình. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu tự nghĩ theo những cách mà chúng ta có thể kiểm soát được. Ước mong mãnh liệt được người khác sẽ tan biến vào trong tấm lòng chân thành của chính bản thân chúng ta.
Trong một cuộc trò chuyện gần đây với người bạn [không phản hồi] nói trên của tôi, cơ thể tôi cảnh báo rằng tôi đang ở trong trạng thái vô cùng lo lắng và đau khổ. Tôi ý thức được đôi vai mình nặng trĩu và hơi thở gấp gáp. Giọng tôi ngày càng to hơn và có cảm giác cả tảng đá đè lên ngực.
Ngay sau khi tôi nhận thức được những cảm giác thể chất này, tôi dừng cuộc rượt đuổi, không bị cuốn khỏi cuộc trò chuyện, từ việc cố gắng để anh ấy nghe thấy tôi, và hít một hơi thật chậm.
Tôi dừng lại và chuyển sự chú ý từ bên ngoài vào bên trong. Theo nghĩa đen và nghĩa bóng, tôi tập trung tất cả năng lượng mà tôi đang phóng ra bên ngoài, vào người bạn của mình và đưa nó trở lại chính mình. Thông qua quá trình nhận thức này, một lần nữa tôi lại ở trung tâm vũ trụ của chính mình. Tôi đã ngừng quay quanh hành tinh của anh ấy và tự trở về nhà mình.
Sau đó, tôi tiếp tục kể lại câu chuyện tương tự, nhưng thay vì kể cho anh ấy nghe, tôi kể lại cho chính mình. Tôi bắt đầu, không chỉ để nói, mà còn để lắng nghe và tiếp nhận lời nói của chính mình. Thay vì gửi năng lượng của mình vào hư không, biểu đạt lời nói, hy vọng nhận lại một số tín hiệu từ không gian có thể chứng minh tôi tồn tại, tôi ý thức về mục đích của mình và sự phản ánh của bản thân mình.
Điều quan trọng nhất là chúng ta giữ liên lạc với bản thân, luôn làm chủ ý thức nội tại và kết nối khi tương tác với người khác. Bất cứ lúc nào, chúng ta có thể tự rà soát và chú ý trạng thái hiện tại của mình. Chúng ta có đang cảm thấy lo lắng hoặc mất kết nối không? Có phải chúng ta đang đuổi theo một thứ gì đó, cố gắng gợi ra một phản hồi nào đó từ người kia? Chúng ta có đang cố sức một cách mù quáng để đáp ứng nhu cầu nào đó không?
Vậy thì, bất cứ điều gì chúng ta khám phá đều có thể là một cơ hội, không phải để chỉ trích hay phán xét, mà là để hiểu rõ bản thân hơn, khám phá điều gì đang điều khiển chúng ta và những gì chúng ta thực sự cần và muốn.
Một cuộc thẩm vấn như vậy là lời mời gọi [bản thân] trở nên tự ý thức hơn và cũng từ bi hơn. Qua quá trình này, chúng ta thừa nhận cuộc tranh đấu của chính mình và những đau khổ xảy đến khi nhu cầu của bản thân không được đáp ứng.
Hân Hữu biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times