Bản tin đặc biệt

Cựu TT Trump đối mặt với lịch trình chồng chéo giữa chiến dịch tranh cử và cuộc chiến pháp lý năm 2024

Ông Trump đang phải đối mặt với các mốc thời gian phức tạp giữa chiến dịch tranh cử và cuộc chiến pháp lý với những sự kiện quan trọng có thể diễn ra trong suốt năm nay.

Cựu Tổng thống (TT) Donald Trump đang bước vào một mùa tranh cử sôi động cùng với những ngày ra hầu tòa có thể sẽ gây ra những phức tạp về mặt tổ chức và pháp lý cho một cuộc bầu cử chưa từng có tiền lệ.

Quý đầu tiên của năm 2024 có một loạt các cuộc bầu cử sơ bộ và họp bầu sẽ quyết định ứng cử viên tổng thống chung cuộc của Đảng Cộng Hòa. Trong cùng khoảng thời gian đó, cựu tổng thống đã được sắp xếp sẽ bắt đầu ít nhất hai phiên tòa mới cùng với các thủ tục phúc thẩm và tiền xét xử khác cũng đang được tiến hành.

Hôm 05/01, cựu TT Trump có một phiên điều trần về các kiến nghị bác bỏ vụ kiện liên quan đến tiền bịt miệng ở New York.

Hôm 09/01, ông đã bảo vệ các tuyên bố về quyền miễn trừ tổng thống của ông tại Tòa Phúc thẩm Liên bang thuộc Khu vực D.C.

Vào ngày 16/01, ông sẽ bắt đầu phiên tòa xét xử tội phỉ báng với nhà văn E. Jean Carroll.

Chỉ một ngày sau ngày ấn định diễn ra phiên tòa xét xử cựu TT Trump ở D.C, 14 cuộc bầu cử sơ bộ sẽ diễn ra vào Siêu Thứ Ba, ngày 05/03. Trong những tuần trước ngày Siêu Thứ Ba, Đảng Cộng Hòa sẽ tiến hành một loạt các cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào ngày 23/01, ở South Carolina vào ngày 24/02, và cuộc họp bầu ở Idaho vào ngày 02/03.

Các mốc thời gian cho chiến dịch chính trị và pháp lý phức tạp của cựu TT Trump đã tạo ra vô số tình huống không kể xiết cho mùa bầu cử này vì các vụ xử án riêng lẻ có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của nhau và thậm chí cả bối cảnh của cuộc bầu cử năm 2024.

(Ảnh: Ảnh minh họa của The Epoch Times, Getty Images, Shutterstock, Freepik)
(Ảnh: Ảnh minh họa của The Epoch Times, Getty Images, Shutterstock, Freepik)

Điều này có lẽ được minh họa rõ nhất qua hàng chục thách thức pháp lý về cuộc bỏ phiếu liên quan đến Tu chính án thứ 14 được đưa ra tại các tiểu bang trên khắp đất nước. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẵn sàng xem xét những vụ kiện đó, và có thể là một loạt câu hỏi cơ bản về Hiến Pháp.

Đổng lý tiểu bang Maine và Tòa án Tối cao Colorado cho rằng cựu TT Trump không đủ tư cách tham gia các cuộc bỏ phiếu sơ bộ của tiểu bang vì ông bị cáo buộc vi phạm Mục Ba của Tu chính án thứ 14 bởi đã tham gia một cuộc nổi dậy vào ngày 06/01/2021.

Trong thời gian đó các hoạt động của cựu TT Trump đã bị giám sát chặt chẽ trong nhiều vụ kiện, kể cả ở Georgia và D.C. Việc xem xét những vụ kiện đó và các vụ kiện khác có thể đưa đến một vấn đề mà trong đó các ý kiến ban đầu và sau đó của Tối cao Pháp viện sẽ thay đổi tiền lệ về các vấn đề quan trọng đối với cuộc bầu cử.

Ngày bắt đầu phiên xét xử ở D.C. — ngày 04/03 — dường như không thể diễn ra khi cựu TT Trump phản đối sự từ chối của Thẩm phán Tanya Chutkan trong việc chấp nhận kiến nghị bác bỏ vụ kiện của ông. Kiến nghị này lập luận rằng hành động của ông trong sự kiện 06/01 được bảo hộ bởi học thuyết về quyền miễn trừ tổng thống.

Thẩm phán Chutkan đã trì hoãn các thủ tục tố tụng trong vấn đề này và sự trì hoãn này có thể sẽ kéo dài hàng tháng tùy thuộc vào cách giải quyết của Tối cao Pháp viện. Bởi vì các thẩm phán đã từ chối yêu cầu của Biện lý Đặc biệt Jack Smith về việc đẩy nhanh vấn đề quyền miễn trừ tổng thống, nên vụ kiện sẽ được đưa ra trước Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực D.C hôm 09/01 và có thể sẽ được Tối cao Pháp viện xem xét bổ sung.

Phán quyết đó có thể đảo ngược phiên xét xử ở D.C. và có ý nghĩa đối với các thủ tục tố tụng khác. Đồng thời, Tối cao Pháp viện đang chuẩn bị xét xử liệu chính phủ liên bang có buộc tội sai trái các bị cáo trong sự kiện ngày 06/01 theo cùng một đạo luật mà cựu TT Trump đã bị truy tố ở D.C hay không.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẵn sàng xem xét các thách thức về tư cách tham gia cuộc bỏ phiếu liên quan đến Tu chính án thứ 14 được đưa ra ở các tiểu bang trên khắp đất nước. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẵn sàng xem xét các thách thức về tư cách tham gia cuộc bỏ phiếu liên quan đến Tu chính án thứ 14 được đưa ra ở các tiểu bang trên khắp đất nước. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Cựu TT Trump khẳng định rằng không chỉ các hành động của ông xung quanh sự kiện 06/01 nằm trong quyền miễn trừ tổng thống, mà việc xét xử ông vì những sự kiện đó sẽ vi phạm sự bảo vệ theo Hiến Pháp đối với ông trước nguy cơ kép. Lập luận cho rằng Thượng viện Hoa Kỳ đã xem xét và tuyên bố TT Trump hoàn toàn trắng án về một điều khoản đàn hặc mà Hạ viện đưa ra là kích động một cuộc nổi dậy.

Phương diện này trong thủ tục pháp lý của ông Trump cũng đặt ra câu hỏi về những thách thức về tư cách tham gia cuộc bỏ phiếu của ông theo Tu chính án thứ 14, vốn đã lan rộng đến nhiều tiểu bang trên khắp đất nước. Có rất nhiều câu hỏi về vai trò của Quốc hội, chứ không phải tòa án, trong việc xác định liệu hành vi của cựu TT Trump có thỏa mãn định nghĩa theo Hiến Pháp về việc tham gia một “cuộc nổi dậy” hay không, cũng như liệu họ đã giải quyết vấn đề này bằng cuộc bỏ phiếu trắng án hay chưa.

Tác động cuối cùng từ những vụ kiện đó là không rõ ràng nhưng dường như đã gây ra sự gián đoạn tiềm tàng nghiêm trọng nhất cho mùa bầu cử vì trên lý thuyết, nhiều tiểu bang chiến địa có thể loại cựu TT Trump khỏi các cuộc bỏ phiếu của họ.

Cùng với sự bất ổn về mặt pháp lý ở D.C. là quyết định cuối cùng của ông Trump về việc liệu ông có viện dẫn lời khuyên của luật sư để bào chữa cho hành động của mình nhằm đáp trả về cuộc bầu cử năm 2020 hay không — thiết lập một loạt đánh giá khác của các tòa án cấp cao hơn. Bên cạnh rất nhiều các phiên xét xử, về số lượng tài liệu cần xem xét, cựu TT Trump cũng đang phải đối mặt với điều mà cựu công tố viên liên bang Brett Tolman mô tả là tốc độ “chưa từng có” đối với phiên tòa ở D.C.

Các kiến nghị bác bỏ khác có thể dẫn đến kiện tụng bổ sung sau khi được trình bày trong vụ kiện tiền bịt miệng của cựu TT Trump hôm 04/01. Các kiến nghị trước khi xét xử khác sẽ có thời hạn đến ngày 05/02 trong vụ kiện bầu cử ở Georgia, và đến ngày 22/02 trong vụ kiện tài liệu mật Mar-a-Lago.

Vị trí của ông Trump trong chính trường Đảng Cộng Hòa

Hạn chót để cựu TT Trump đưa ra thông báo chính thức về lời khuyên của luật sư là ngày 15/01, cùng ngày với cuộc họp bầu của Đảng Cộng Hòa ở Iowa, vốn được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mức độ ưu ái dành cho các ứng cử viên.

Tuy nhiên, kết quả ở Iowa hoàn toàn không mang tính quyết định vì Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas), chứ không phải ứng cử viên khi đó là ông Trump, đã chiến thắng tại Iowa trong chu kỳ bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, mỗi đối thủ cạnh tranh hiện tại của cựu TT Trump đều liên tục rớt lại phía sau ông trong cuộc thăm dò ở Iowa và các tiểu bang khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump chuẩn bị lên phi cơ tại Phi trường Quốc gia Reagan, sau phiên tòa xét xử tại tòa án ở Arlington, Virginia, hôm 03/08/2023. (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)
Cựu Tổng thống Donald Trump chuẩn bị lên phi cơ tại Phi trường Quốc gia Reagan, sau phiên tòa xét xử tại tòa án ở Arlington, Virginia, hôm 03/08/2023. (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)

Cho đến nay, các hành động pháp lý bất lợi gần đây đối với cựu TT Trump chỉ giới hạn ở các cáo trạng và phán quyết trước khi xét xử, chẳng hạn như lệnh bịt miệng gây nhiều tranh cãi do Thẩm phán Chutkan ban hành và sau đó được tòa phúc thẩm giảm nhẹ hồi tháng 12/2023.

Cựu TT Trump đối mặt với lịch trình chồng chéo giữa chiến dịch tranh cử và cuộc chiến pháp lý năm 2024

Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi khi Thẩm phán Tòa án Tối cao New York Arthur Engoron tuân thủ thời hạn ngày 31/01 để đưa ra quyết định bằng văn bản trong vụ án gian lận dân sự của cựu TT Trump. Phán quyết đó có thể bao gồm khoản tiền phạt 370 triệu USD và khiến ông bị cấm kinh doanh tại tiểu bang này.

Những lời khiển trách dứt khoát của thẩm phán này và các tòa án khác có thể ảnh hưởng đến mức độ ưu ái dành cho cựu TT Trump, và sau đó là các đối thủ Đảng Cộng Hòa nói về ông như thế nào. Bất kể họ muốn dành cho ông bao nhiêu sự chú ý, bất kỳ ai vẫn ở trong chính trường của Đảng Cộng Hòa đều có thể sẽ nhận được các câu hỏi về các vụ kiện của cựu TT Trump. Các vụ kiện cũng có thể giúp thu hút sự chú ý khỏi các đối thủ Đảng Cộng Hòa của ông, chẳng hạn như Thống đốc Florida DeSantis đã nêu ra khi ông phàn nàn rằng nhiều cáo trạng “chiếm dụng rất nhiều việc khác và đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng, tôi nghĩ vậy.”

Tác giả Henry Olsen nêu ra rằng khoảng cách gần giữa ngày xét xử tại D.C (04/03) và Siêu Thứ Ba (05/03) có thể sẽ khuếch đại phương diện này trong sự hiện diện của cựu TT Trump trong cuộc tranh cử.

“Nếu vụ kiện thực sự diễn ra vào ngày hôm đó, thì hiển nhiên là sẽ được đưa tin khắp nơi … sẽ là bất khả thi đối với một ứng cử viên Đảng Cộng Hòa, giả sử một người vẫn ở đó sau một vài cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên để đưa ra bất kỳ tin tức nào không xoay quanh điều đó,” ông Olsen, một thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Công cộng và Đạo đức, nói với The Epoch Times.

“Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ đặt ra một thách thức lớn đối với người đó — bởi vì điều này thực sự có nghĩa là trong nhiều ngày tới, câu hỏi duy nhất mà giới truyền thông muốn hỏi là, quý vị nghĩ gì về phiên tòa xét xử tổng thống và quý vị nghĩ gì về sự kiện 06/01?”

Các cuộc tranh biện sơ bộ ở Iowa (10/01) và New Hampshire (18/01 và 21/01) có thể mang đến cho các ứng cử viên cơ hội vận động ủng hộ cựu TT Trump, như ông Vivek Ramaswamy của Đảng Cộng Hòa đã làm, hoặc bày tỏ sự do dự như Thống đốc DeSantis khi ông cho rằng cựu TT Trump nên rời khỏi cuộc tranh cử nếu bị kết án.

(Từ trái sang) Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa gồm Thống đốc North Dakota Doug Burgum, cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, cựu Thống đốc South Carolina và là Đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, Thống đốc Florida Ron DeSantis, doanh nhân Vivek Ramaswamy, Thượng nghị sĩ Tim Scott (Cộng Hòa-South Carolina), và cựu Phó Tổng thống Mike Pence (đã rút lui) tham dự cuộc tranh biện sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng Hòa lần thứ hai tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California, hôm 27/09/2023. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)
(Từ trái sang) Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa gồm Thống đốc North Dakota Doug Burgum, cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, cựu Thống đốc South Carolina và là Đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, Thống đốc Florida Ron DeSantis, doanh nhân Vivek Ramaswamy, Thượng nghị sĩ Tim Scott (Cộng Hòa-South Carolina), và cựu Phó Tổng thống Mike Pence (đã rút lui) tham dự cuộc tranh biện sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng Hòa lần thứ hai tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California, hôm 27/09/2023. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)

Vấn đề của vụ kiện ngày 06/01 là “một bên [các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa] không muốn giải quyết vì lý do rõ ràng là hầu hết các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Cộng Hòa cho rằng vụ việc ngày 06/01 không phải là vấn đề lớn … và rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp,” ông Olsen nói.

“Không có cách nào để nhận được đề cử mà không có được một số lượng lớn những người ủng hộ quý vị nếu quý vị là đối thủ của ông Trump. Vì vậy, tất nhiên, họ đã cố gắng tránh việc công khai đồng ý hay công khai thách thức những cảm tình đó. Nhưng việc ấn định ngày xét xử vào ngày 04/03 khiến họ vô cùng khó khăn để tiếp tục điều đó nếu họ vẫn còn ở trong cuộc tranh cử.”

Vận động tranh cử từ phòng xử án

Nhiều chuyên gia đã đồng ý rằng một lịch trình pháp lý bận rộn có thể sẽ cản trở hoạt động tranh cử truyền thống của cựu TT Trump. Ông vốn là người thành công trong việc vận động từ các đám đông một cách trực tiếp. Các bị cáo trong các phiên tòa hình sự thường xuất hiện tại phiên tòa. Tuy nhiên, dựa trên hoàn cảnh đặc biệt của ông Trump với tư cách là ứng cử viên tổng thống hàng đầu và đồng thời cũng là người đang bắt đầu một số phiên tòa trong vòng một năm, không rõ liệu các thẩm phán có đưa ra cho ông một số hình thức linh hoạt hay không.

Cựu TT Trump đối mặt với lịch trình chồng chéo giữa chiến dịch tranh cử và cuộc chiến pháp lý năm 2024

Trong một phiên điều trần hồi tháng 10/2023, Thẩm phán Chutkan nhấn mạnh rằng phiên xét xử ở D.C sẽ không nhường bước cho một chiến dịch tranh cử tổng thống nhưng điều này đã bị ngăn cản bằng một đơn kháng cáo.

“Tôi nghĩ sẽ rất khó để [ông Trump] duy trì kiểu lịch trình mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây khi ông ấy đi khắp đất nước và tổ chức các cuộc tập hợp vận động và nhiều việc khác — bởi vì trong một vụ án hình sự, ông ấy được yêu cầu phải có mặt tại phòng xử án,” bà Barbara McQuade, giáo sư luật Đại học Michigan, người đã thôi việc ở Bộ Tư pháp (DOJ) khi nhiệm kỳ chính phủ của ông Trump bắt đầu, cho biết.

“Mặt khác, điều này có thể mang lại cho ông ấy một cơ hội để được biết đến nhiều hơn khi nói chuyện với những người ủng hộ ông ấy ngay trước tòa án. Vì vậy tôi nghĩ việc này sẽ trông rất khác,” bà nói.

Hiệu quả cao nhất của việc ông ấy xuất hiện tại tòa án thay vì có mặt trên đường đi vận động tranh cử vẫn còn phải chờ xem thế nào. Nhưng nếu phiên tòa xét xử gian lận dân sự ở New York có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy là sẽ diễn ra, thì cựu TT Trump có thể sẽ sử dụng phiên tòa này để bày tỏ thái độ hoặc những tuyên bố thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Tuyên bố của cựu TT Trump có thể thúc đẩy các biện pháp trừng phạt giống như những biện pháp mà Thẩm phán Engoron áp đặt trước đây, cũng như các lệnh cấm tiềm tàng đối với việc sử dụng mạng xã hội và giam giữ tại nhà. Nếu họ làm vậy, điều đó có thể gây bất ổn hơn nữa cho một mùa tranh cử vốn đã náo nhiệt.

Cựu Tổng thống Donald Trump ngồi cùng các luật sư của mình trong một vụ án gian lận dân sự do Tổng Chưởng lý tiểu bang Letitia James đệ trình, tại một tòa án Manhattan ở New York vào ngày 02/10/2023. (Ảnh: Brendan Mcdermid/POOL/AFP qua Getty Images)
Cựu Tổng thống Donald Trump ngồi cùng các luật sư của mình trong một vụ án gian lận dân sự do Tổng Chưởng lý tiểu bang Letitia James đệ trình, tại một tòa án Manhattan ở New York vào ngày 02/10/2023. (Ảnh: Brendan Mcdermid/POOL/AFP qua Getty Images)

Trong khi đó, cựu TT Trump cáo buộc rằng vị biện lý đặc biệt này đang cố gắng ngăn chặn quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ Nhất của ông sau khi DOJ yêu cầu Thẩm phán Chutkan trong một hồ sơ ngày 27/12/2023 là không cho phép “bị cáo biến phòng xử án thành một diễn đàn trong đó ông ấy đưa ra những thông tin giả không liên quan, và nên từ chối nỗ lực của ông ấy nhằm đưa vấn đề chính trị vào thủ tục tố tụng này.”

Cựu TT Trump đáp lại bằng cách nói rằng đó là “một nỗ lực vi hiến khác nhằm tước bỏ các Quyền theo Tu chính án thứ Nhất của tôi, và ngăn cản tôi nói SỰ THẬT — rằng tất cả những trò lừa bịp này chẳng qua là một cuộc đàn áp chính trị của ông Joe Lươn lẹo và tay chân đáng khinh của ông ấy nhắm vào tôi, Phong trào MAGA, và Đảng Cộng Hòa.”

“Tôi nghĩ hầu hết các thẩm phán này sẽ thực sự không có mục đích bỏ tù ông ấy,” bà McQuade nói. “Nhưng tôi cho rằng nếu ông ấy tiếp tục vi phạm lệnh bịt miệng mà không bị phạt, thì đó là hình phạt cuối cùng mà họ dành cho ông ấy. Tôi nghĩ đó là một hành động nguy hiểm về mặt chính trị vì chiến dịch tranh cử của ông ấy sẽ coi đó là sự thanh trừng.”

Số lượng các cuộc thăm dò dành cựu TT Trump tăng lên một cách không như người ta dự đoán sau khi chính phủ của ông Biden ban hành bản cáo trạng vào tháng 08/2023 để cáo buộc các hành vi sai trái về mặt hình sự trong các sự kiện xung quanh ngày 06/01. Mặc dù việc thăm dò cho này thấy đa số ủng hộ truy tố cựu TT Trump, nhưng theo một loạt các cuộc thăm dò về cuộc tái đấu, thì ông Trump vẫn duy trì vị trí dẫn đầu mạnh mẽ so với các đối thủ Đảng Cộng Hòa của mình và đánh bại Tổng thống Joe Biden.

Danh tiếng của cựu TT Trump được ví von như một “Teflon Don” không còn là điều gì mới mẻ đối với người đàn ông này. Dù cho phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của giới truyền thông, ông đã đánh bại ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ Hillary Clinton, cũng như các đối thủ có khả năng cao hơn trong số các thống đốc, và thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử năm 2016. Các lực lượng văn hóa và thể chế có thể sẽ tiếp tục phản đối cựu TT Trump trước cuộc bầu cử lần này, nhưng khi làm như vậy, có thể họ sẽ tiếp thêm sinh lực cho một cơ sở [cử tri] ủng hộ mới và dường như đang mở rộng cho ông Trump.

Những người ủng hộ giơ biểu ngữ trước máy quay truyền hình khi họ chờ đợi sự xuất hiện của ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng Hòa, nói chuyện trong cuộc tập hợp “Cam kết với Cuộc họp bầu” ở Clinton, Iowa, hôm 06/01/2024. (Ảnh: Tannen Maury/afp/AFP qua Getty Hình ảnh)
Những người ủng hộ giơ biểu ngữ trước máy quay truyền hình khi họ chờ đợi sự xuất hiện của ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng Hòa, nói chuyện trong cuộc tập hợp “Cam kết với Cuộc họp bầu” ở Clinton, Iowa, hôm 06/01/2024. (Ảnh: Tannen Maury/afp/AFP qua Getty Hình ảnh)

Ông Rich Baris, Giám đốc của công ty thăm dò dữ liệu Big Data Poll, nói với The Epoch Times rằng hành động pháp lý chống lại cựu TT Trump đã giúp ông có thêm sự ủng hộ từ các cử tri không phải da trắng.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, các cuộc truy tố đang giúp ông ấy có thêm một lượng ủng hộ đáng kể từ những cử tri không phải da trắng trong cuộc tổng tuyển cử này … quý vị đã góp một phần làm nên điều đó. Quý vị đã giúp ông ấy trở thành một kiểu như anh hùng dân gian … và những cử tri này có thể đã phải chịu đựng hệ thống lạm dụng, độc đoán này trong một thời gian dài.”

“Và giờ đây họ cảm thấy như … họ có điểm chung với ông ấy … nên họ khiến ông ấy trở nên dễ mến,” ông Baris nói. Ông ấy còn nói thêm rằng rằng “khi chúng tôi thực hiện tham dò, chúng tôi luôn nghe thấy điều đó … từ cử tri người Mỹ gốc Phi Châu, cử tri gốc Tây Ban Nha, chúng tôi luôn nghe thấy điều đó.”

“‘Chà, đó là người đàn ông tôi hâm mộ. Người ta đang đi theo ông ấy. Giờ đây đó là người đàn ông tôi hâm mộ, tôi ủng hộ họ. Tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ấy ngay cả khi ông ấy ở trong tù’ — ý tôi là, họ có lẽ là những người kiên quyết nhất … Họ không quan tâm nhiều giống như một cử tri thuộc giai tầng làm công ăn lương da trắng ở Thung lũng Ohio, bởi vì họ coi hệ thống này là lươn lẹo, tham nhũng, và bẩn thỉu.”

Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Form Newsletter Subscription
Form Newsletter Subscription