Bản tin đặc biệt

Chính phủ Obama đã cho phép những vụ rò rỉ thông tin về ông Trump xảy ra như thế nào?

Một bản chỉnh sửa vào phút chót của cộng đồng tình báo liên quan đến các quy định về thông tin đã cho phép thông tin tình báo gốc về công dân Hoa Kỳ được chia sẻ rộng rãi hơn.

Chỉ 17 ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống (TT) Donald Trump, chính phủ TT Obama đã chỉnh sửa các hướng dẫn trong Mục 2.3 của Sắc lệnh số 12333 về “thủ tục theo đó Cơ quan An ninh Quốc gia cung cấp hoặc phổ biến thông tin tình báo gốc”.

Mặc dù ít ai để ý đến việc này, nhưng những tác động của việc chỉnh sửa rất sâu rộng.

Theo quy định mới, các tổ chức và cá nhân có thể yêu cầu Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cấp quyền truy cập vào hoạt động giám sát cụ thể chỉ bằng cách tuyên bố rằng những dữ liệu đó chứa thông tin liên quan hữu ích cho một nhiệm vụ cụ thể.

Không có biện pháp bảo vệ nào về quyền riêng tư đối với dữ liệu chưa qua xử lý được đưa ra. Theo những quy định mới, việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn nhiều– và thông tin được chia sẻ là thông tin sơ cấp chưa được sàng lọc.

Lúc đó tôi băn khoăn về thời điểm mà yêu cầu này được đưa ra. Nhưng điều tôi thấy đặc biệt tò mò là sắc lệnh đó được ban hành trễ như vậy. Hãy để tôi giải thích.

Vào ngày 15/12/2016, ông James Clapper, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, đã ký vào Mục 2.3 của Sắc lệnh 12333. Lệnh này được hoàn tất khi Tổng Chưởng lý Loretta Lynch ký vào ngày 03/02/2017.

(Từ trái qua) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chuyên trách về Tình báo ông Marcel Lettre II, Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia ông James Clapper, và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia và Bộ chỉ huy Mạng Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Rogers ra điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 05/01/2017
(Từ trái qua) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chuyên trách về Tình báo ông Marcel Lettre II, Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia ông James Clapper, và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia và Bộ chỉ huy Mạng Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Rogers ra điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 05/01/2017. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Tại sao ông Obama lại cần phải gấp rút thực hiện sắc lệnh này trong những ngày cuối cùng đương nhiệm? Một sắc lệnh cho phép mở rộng đáng kể việc chia sẻ thông tin tình báo gốc giữa các cơ quan.

Phải chăng việc này là để cho phép các thông tin do những người trong chính phủ ông Obama thu thập được phổ biến giữa các cơ quan tình báo với nhau. Nhưng nếu vậy thì tại sao sắc lệnh lại không được đưa ra sớm hơn?

Tại sao [sắc lệnh được ban hành] chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tiếp quản Oval Office?

Điều quan trọng là, sắc lệnh này đã khiến sự bảo vệ quyền riêng tư đối với dữ liệu gốc từ NSA mất giá trị. Như tờ New York Times đã đưa tin vào thời điểm đó, “các quy định mới nới lỏng đáng kể các giới hạn đã có từ lâu mà N.S.A có quyền thực hiện với thông tin họ thu thập được từ các hoạt động giám sát mạnh mẽ nhất của họ, vốn gần như không bị các luật về nghe lén của Hoa Kỳ kiểm soát.”

Nhìn bề ngoài, quy định này được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro rằng “N.S.A. sẽ không nhận biết được một thông tin nào đó có thể có ích cho cơ quan khác không,” nhưng trên thực tế, quy định đã mở rộng đáng kể quyền truy cập thông tin cá nhân công dân Hoa Kỳ cho các quan chức chính phủ.

Theo ghi nhận của NY Times, về mặt lịch sử, “N.S.A. sẽ lọc thông tin trước khi chia sẻ các thông tin liên lạc đã được thu thập với các cơ quan khác, như C.I.A, hoặc các chi nhánh cơ quan tình báo của F.B.I và Cơ quan phòng chống Ma túy. Các nhà phân tích của N.S.A. chỉ gửi đi những thông tin mà họ cho là thích hợp, sàng lọc danh tính của những người vô can và những thông tin cá nhân không liên quan.”

Tuy nhiên, với sắc lệnh ngày 03/01/2017 về Mục 2.3, và việc mở rộng chia sẻ trên toàn cầu thông tin liên lạc được thu thập, các cơ quan tình báo khác sẽ có thể tìm kiếm “trực tiếp thông qua các kho lưu trữ thông tin gốc đã được N.S.A. thu thập và sau đó áp dụng các quy tắc đó để ‘giảm thiểu’ hành vi xâm phạm quyền riêng tư.”

Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden gặp gỡ các tư lệnh và thành viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 04/01/2017. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden gặp gỡ các tư lệnh và thành viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 04/01/2017. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)

Khi sắc lệnh mới về Chia sẻ Dữ liệu NSA của TT Obama được ký, nhiều người đã thắc mắc về thời điểm và đặt câu hỏi tại sao họ lại có nhu cầu cấp thiết phải gấp rút ban hành một lệnh cho phép mở rộng đáng kể việc chia sẻ thông tin tình báo gốc giữa các cơ quan trong những ngày cuối cùng tại vị của chính phủ này.

Nhưng như tôi đã gợi ý khi bắt đầu cuộc thảo luận này, một câu hỏi quan trọng không kém là, tại sao lệnh này lại được ban hành trễ như vậy? Hóa ra, như tờ New York Times đưa tin, Mục 2.3 được cho là “sắp” hoàn thiện vào cuối tháng 02/2016, trong đó lưu ý rằng ông “Robert S. Litt, tổng biện lý tại văn phòng Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia, cho biết chính phủ đã phát triển và đang tinh chỉnh bản dự thảo quy định dài 21 trang để cho phép chia sẻ thông tin.” Người ta dự đoán rằng sắc lệnh này sẽ được hoàn tất từ đầu đến giữa năm 2016.

Thay vào đó, vì nhiều lý do vẫn chưa được giải thích một cách chính thức đến hôm nay, Mục 2.3 đã bị trì hoãn đến tháng 01/2017. Điều thú vị là bản chính thức được Tổng thống Obama ký lại có một điều khoản liên quan đến “Quy trình Chính trị” chưa từng có trong các phiên bản trước đây.

Một trong những mục trong điều khoản này là cấm phổ biến thông tin cho Tòa Bạch Ốc. Hãy nhớ rằng điều khoản này sẽ không ảnh hưởng gì đến Tổng thống Obama, vì chính phủ của ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ sau hai tuần nữa. Nhưng điều đó chắc chắn sẽ tác động đến việc phổ biến thông tin cho chính phủ sắp tới của ông Trump.

Nếu điều khoản mới này được ban hành vào đầu năm 2016 như dự kiến ban đầu, thì việc phổ biến bất kỳ thông tin tình báo gốc nào về hoặc liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump cho các quan chức trong Tòa Bạch Ốc của ông Obama có thể sẽ gặp khó khăn hơn hoặc thậm chí có thể bị cấm.

Tổng thống đắc cử Donald Trump quay trở lại thang máy sau khi bắt tay ông Martin Luther King III sau cuộc gặp của họ tại Trump Tower ở Thành phố New York vào ngày 16/01/2017. Ông Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/01. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Tổng thống đắc cử Donald Trump quay trở lại thang máy sau khi bắt tay ông Martin Luther King III sau cuộc gặp của họ tại Trump Tower ở Thành phố New York vào ngày 16/01/2017. Ông Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/01. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Nói cách khác, trước khi ký Mục 2.3 vào tháng 01/2017, thì có vẻ như các quan chức trong chính phủ TT Obama đã có nhiều quyền truy cập thông tin hơn. Nhưng sau khi lệnh được ký có hiệu lực, thì Mục 2.3 đã cấp quyền rộng hơn cho việc chia sẻ thông tin đó giữa các cơ quan.

Vào ngày 27/07/2017, Dân biểu Devin Nunes (Cộng Hòa-California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện lúc bấy giờ, đã gửi một lá thư cho Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia ông Dan Coats về việc rò rỉ thông tin mật đang diễn ra và sự cần thiết của luật mới về tiết lộ danh tính này để giải quyết vấn đề trên.

Bức thư của ông Nunes đặc biệt đề cập đến các quan chức trong chính phủ Obama, nói rằng “Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các quan chức chính phủ đương nhiệm và tiền nhiệm đã dễ dàng truy cập thông tin cá nhân của công dân Hoa Kỳ và có thể họ đã sử dụng thông tin này để đạt được các mục đích chính trị mang tính đảng phái, bao gồm cả việc chọn lọc, bí mật phổ biến những thông tin đó.”

Ông Nunes lưu ý rằng “có một quan chức mà tính chất công việc của họ không liên quan rõ ràng đến tình báo, đã đưa ra hàng trăm yêu cầu tiết lộ danh tính trong năm cuối cùng của chính phủ TT Obama”.

Tổng thống Barack Obama (trái) nói chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bà Samantha Power tại hội nghị thượng đỉnh trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 20/09/2016. (Ảnh: Peter Foley-Pool/Getty Images)
Tổng thống Barack Obama (trái) nói chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bà Samantha Power tại hội nghị thượng đỉnh trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 20/09/2016. (Ảnh: Peter Foley-Pool/Getty Images)

Cá nhân không được nêu tên đó gần như chắc chắn là cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power. Điều thú vị là bà Power sau đó đã phủ nhận rằng bà là người đã đưa ra yêu cầu tiết lộ danh tính, đồng thời khẳng định rằng các bên ẩn danh đã nhân danh bà đưa ra yêu cầu này.

Bức thư của ông Nunes cũng nêu rõ rằng các quan chức trong chính phủ ông Obama đã tìm kiếm thông tin từ các báo cáo tình báo về “các quan chức chính phủ Tổng thống Trump sẽ được chuyển giao quyền lực”.

Ông Nunes nói với ông Coats rằng “các quan chức [chính phủ Obama] có thể đã sử dụng thông tin này cho các mục đích không phù hợp, bao gồm cả khả năng rò rỉ thông tin” và lưu ý rằng “sau một số yêu cầu về thông tin cá nhân công dân Hoa Kỳ thì đã có những người ẩn danh rò rỉ các tên tuổi đó cho giới truyền thông.”

Ông Nunes cũng nói với ông Coats rằng Ủy ban của ông đã “phát hiện rằng các chính sách tiết lộ danh tính công dân Hoa Kỳ của Cộng đồng Tình báo dễ bị lợi dụng, chẳng hạn như gián điệp chính trị” và đã yêu cầu văn phòng của ông Coats giúp đỡ để khắc phục vấn đề đó.

Chính phủ Obama đã cho phép những vụ rò rỉ thông tin về ông Trump xảy ra như thế nào?

Đó không phải là lần đầu tiên ông Nunes đề cập đến việc phổ biến thông tin từ các cơ quan tình báo. Vào ngày 22/03/2017, sau khi nắm được danh tính các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Trump, ông Nunes đã tổ chức một cuộc họp báo bất ngờ, sau đó là một cuộc họp báo trang trọng hơn vào cuối ngày hôm đó.

Ông Nunes nói: “Thông tin chi tiết về những người có liên quan đến chính phủ kế nhiệm, những thông tin có ít giá trị tình báo ngoại quốc rõ ràng đã được phổ biến rộng rãi trong các báo cáo của cộng đồng tình báo.”

“Tôi đã xem các báo cáo tình báo cho thấy rõ rằng Tổng thống đắc cử và đội ngũ của ông ấy ít nhất đã bị theo dõi và bị phát tán thông tin trong giới tình báo, đó có vẻ là những thông tin gốc — tôi không muốn nói là thông tin dạng thô — nhưng là các báo cáo qua kênh tình báo.”

Một câu trích dẫn quan trọng trong cuộc họp báo của ông Nunes là: “Dường như tất cả đều là các thông tin tình báo ngoại quốc, được thu thập hợp pháp theo đạo luật FISA, trong đó có việc thu thập ngẫu nhiên, sau đó được đưa lên các báo cáo của các cơ quan tình báo và được phổ biến rộng rãi.”

Dân biểu Devin Nunes (Cộng Hòa-California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thường trực của Hạ viện, trong cuộc họp báo tại Điện Capitol Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 02/03/2017. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Dân biểu Devin Nunes (Cộng Hòa-California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thường trực của Hạ viện, trong cuộc họp báo tại Điện Capitol Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 02/03/2017. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)

Vào ngày 31/03/2017, một bản tin của ông Adam Housley trên Fox News đã trích dẫn nhiều nguồn tin tình báo ẩn danh có hiểu biết trực tiếp về sự việc đều xác nhận những điều ông Nunes đã tuyên bố.

Theo ông Housley, “vấn đề chính ở đây không chỉ là việc làm lộ danh tính các thành viên đó, mà họ còn phát tán rộng rãi thông tin nhằm mục đích chính trị, chứ không liên quan gì đến an ninh quốc gia, và mọi thứ đều nhằm gây tổn hại thanh danh ông Trump và đội ngũ của ông ấy.

“FBI và NSD không cần máy nghe lén. Trong hệ thống của họ đã có nhiều điểm truy cập thông tin. Họ chỉ cần sử dụng các điểm truy cập này — hoặc nhờ người khác sử dụng chúng — để thu thập dữ liệu gốc của NSA.”

Ông Nunes đã biết về việc chia sẻ và phổ biến thông tin mật giữa các cơ quan tình báo từ tháng 01/2017 — ngay sau khi Lệnh Chia sẻ Dữ liệu NSA mới của Tổng thống Obama được ban hành.

Nhưng có vẻ như ông Nunes không phải là người duy nhất nói về việc phổ biến thông tin mật liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Những tiết lộ của ông Nunes được đưa ra sau cuộc phỏng vấn trước đó của MSNBC vào ngày 02/03/2017 với Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Obama, bà Evelyn Farkas. Dù sau đó đã cố gắng cải chính, nhưng trong cuộc phỏng vấn, bà Farkas đã nhiệt tình trình bày chi tiết cách chính phủ ông Obama thu thập và phổ biến thông tin tình báo về đội ngũ của ông Trump, cũng như cách lan truyền các thông tin này.

Bà Farkas nói: “Tôi đang hối thúc các cựu đồng nghiệp của mình, cụ thể là những thành viên trong Quốc hội — với mục đích là nói với họ rằng: Các vị hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, thu thập càng nhiều thông tin tình báo càng tốt trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở vì tôi lo sợ rằng bằng cách nào đó các thông tin này sẽ biến mất sau khi các quan chức cao cấp ở đây rời đi. Khi đó, những thông tin đó sẽ bị giấu nhẹm đi trong bộ máy quan liêu này.”

“Nhưng đó cũng chính là lý do tại sao quý vị có các thông tin bị rò rỉ này.”

Thiên Cầm biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Form Newsletter Subscription
Form Newsletter Subscription