Cách ăn uống giúp bạn chống đỡ với hội chứng viêm mãn tính
Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa giúp cơ thể đối phó hữu hiệu với chứng viêm mãn tính. Loại viêm nhiễm này luôn tồn tại và đang diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nó làm cho cơ thể bạn hoạt động kém hiệu quả bằng cách tấn công chính mình.
Viêm mãn tính hầu như luôn liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Viêm mãn tính cũng có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh khác và nó làm suy yếu khả năng phòng ngự của hệ miễn dịch.
Làm thế nào để cơ thể chúng ta ngừng tổn hại chính mình? Có một số cách để giảm viêm nhiễm bao gồm giảm cân, tăng cường vận động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp tế bào khỏe mạnh. Chúng chống lại tình trạng viêm và có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe. Những lợi ích này liên quan đến việc giảm nguy cơ viêm mãn tính.
Chất chống oxy hóa có trong các thực phẩm mà chúng ta ăn. Có thể bạn đã từng nghe nói đến một số loại, như vitamin C và vitamin E, được khuyến khích ăn hàng ngày. Một số chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật góp phần làm giảm chứng viêm và giúp tế bào khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa ở bất kỳ dạng nào đều có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn đang cố gắng làm giảm tình trạng viêm để cải thiện sức khỏe của mình thì đừng bỏ qua những dưỡng chất quý giá này. Cố gắng bổ sung càng nhiều càng tốt để tăng cường sức khỏe tế bào và chức năng hệ thống miễn dịch.
Dưới đây là một vài cách tăng cường chất oxy hóa cho cơ thể:
1) Thực phẩm có beta carotene, lycopene và lutein
Rau mầm cỏ linh lăng, cải Brussels, cà rốt, rau cải xanh, ngô, xoài và cà chua.
2) Món tráng miệng bằng trái cây thay cho bánh nướng và bánh ngọt
Táo, dưa đỏ, quả anh đào, bưởi, kiwi, đu đủ, nho đỏ, mâm xôi đen, mâm xôi đỏ và dâu tây rất ngon ngọt hoặc khi trộn để tạo thành món salad rau quả. Các loại quả như việt quất, mận sấy, quả mận, nho khô, việt quất, quả sung, cam, lựu, ớt chuông đỏ loại không cay, củ cải đường, cải xoăn, rau bina và sô cô la đen.
3) Ăn thực phẩm giàu vitamin E
Các loại hạt là một lựa chọn tuyệt vời, hoặc khoai lang.
3) Các chất chuyển hóa thực vật được gọi là flavonoid cũng thể hiện chức năng chống oxy hóa
Một số flavonoid giàu chất chống oxy hóa bao gồm hành tây, cà tím, rau diếp, củ cải xanh, rau cúc đắng, lê, rượu vang đỏ, rau mùi tây, trái cây họ cam quýt, quả mọng, anh đào, mận, các loại đậu, đậu nành, sữa, pho mát, đậu phụ và miso.
4) Gia vị có tính thảo dược
Nhiều loại gia vị không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn giảm sự mất cân bằng oxy hóa. Chúng bao gồm gừng, chiết xuất hạt nho, bạch quả, hương thảo và nghệ.
5) Dành thời gian thưởng thức trà
Khi cần nghỉ ngơi, chúng ta có thể thưởng thức một tách trà xanh ấm áp nhẹ nhàng, và các polyphenol trong trà cũng có công dụng chống lại quá trình oxy hóa.
6) Tránh những thực phẩm làm tăng đường huyết, hoặc thực phẩm giàu tinh bột và đường
Chúng có nhiều khả năng tạo ra các gốc tự do.
7) Hạn chế các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói và xúc xích Ý
Chúng chứa chất bảo quản, dẫn đến sản sinh ra các gốc tự do.
8) Hạn chế thịt đỏ
Nó đặc biệt dễ bị oxy hóa hơn vì hàm lượng sắt cao.
9) Không tái sử dụng dầu và mỡ để nấu ăn
Đun nóng mỡ và dầu khi nấu sẽ làm oxy hóa chúng, tạo ra các gốc tự do xâm nhập vào thực phẩm của chúng ta.
10) Hạn chế rượu bia
Đồ uống có cồn không chỉ chứa nhiều năng lượng mà còn có thể tạo ra các gốc tự do trong cơ thể. Cố gắng giới hạn thức uống có cồn từ một hoặc hai ly mỗi ngày.
Nhìn chung, bạn có thể tìm thấy một lượng lớn chất chống oxy hóa này trong các loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn. Quả mọng, rau lá xanh, táo, cà rốt và trà xanh đều có thể cung cấp những hợp chất có lợi cho sức khỏe này.