Chai lăn khử mùi của bạn có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?

Các chất gây ô nhiễm môi trường như nhôm có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ ung thư cao hơn

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ký Đạo luật Ung thư Quốc gia chuyển thành luật vào ngày 23/12/1971 cách đây 50 năm, ông tin tưởng rằng các nhà khoa học Hoa Kỳ có thể tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh mà ông mô tả là “căn bệnh khiếp sợ này.” Thế nhưng, 5 thập kỷ trong Cuộc chiến chống Ung thư của Hoa Kỳ, ung thư vẫn nằm trong số 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, cũng như ở Trung Quốc và nhiều nước khác trong thế giới công nghiệp hóa.

Ngoài ung thư da, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất mà phụ nữ Mỹ phải đối mặt: Cứ 8 phụ nữ thì có một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong đời, theo Quỹ tài trợ Ung thư Vú Quốc gia. Điều đó chuyển thành một chẩn đoán ung thư vú cứ sau hai phút. Một sự thật ít người biết: nam giới cũng có thể bị ung thư vú. Khoảng 2,000 trường hợp ung thư vú được chẩn đoán ở nam giới mỗi năm, theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering.

Ung thư là gì?

Ung thư là từ chúng ta sử dụng để mô tả sự phát triển không kiểm soát của các tế bào ác tính, bất thường trong cơ thể. Cơ thể con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, và ung thư có thể khởi phát gần như ở bất cứ nơi đâu. Đối với ung thư vú, các tế bào tuyến vú ác tính gây ra các khối u bắt đầu phát triển không kiểm soát được trong mô vú của con người.

Tế bào người bị đột biến và phát triển bất thường là điều bình thường. Khi hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả cơ thể chúng ta nhận ra sự phát triển bất thường này là “không phải chính mình” và xử lý vấn đề, giống như cách một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh xử lý kẻ xâm lược là vi rút hay vi khuẩn. Ung thư trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta khi hệ thống miễn dịch không nhận ra những tế bào bất thường này và không loại bỏ chúng. Một khi số lượng tế bào bất thường sinh sôi nảy nở nhiều, chúng sẽ hình thành các khối u (các khối mô). Những khối u này sau đó có thể di căn, dẫn đến việc chúng đi xâm lấn các mô hoặc cơ quan khác trong cơ thể.

ung thư và nhôm
Triệu chứng của khối u di căn phụ thuộc vào vị trí của khối u. (Ảnh: Huydang2910/CC BY-SA 4.0)

Các loại ung thư thường được đặt tên cho các mô hoặc cơ quan nơi bắt đầu và tích tụ sự phát triển bất thường đầu tiên. Vì vậy, ung thư phổi là ung thư bắt đầu trong phổi, và ung thư tuyến tụy bắt đầu trong tuyến tụy. Một số bệnh ung thư được đặt tên theo loại tế bào hình thành nó. Ví dụ: ung thư biểu mô tế bào vảy là ung thư da bắt đầu trong các tế bào vảy của cơ thể, là những tế bào tạo nên lớp giữa và lớp ngoài của da.

Ung thư vú thường do môi trường gây ra

Phần lớn được tạo ra từ “những gen ung thư vú”, các biến thể có hại của gen BRCA1 và BRCA2 di truyền từ cha hoặc mẹ. Phụ nữ có các biến thể có hại của những gen này được cho là có nguy cơ cao bị cả ung thư vú và ung thư buồng trứng. Họ cũng có xu hướng phát triển ung thư ở độ tuổi trẻ hơn những người không có những đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, trong khi 13% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ phát triển ung thư vú, khoảng 55 đến 72% phụ nữ mang đột biến BRCA1 sẽ phát triển ung thư vú và 45 đến 69% phụ nữ có BRCA2 sẽ bị ung thư, theo Viện Ung thư Quốc gia.

Mối quan tâm về các gen ung thư vú này đã khiến một số phụ nữ phải cắt bỏ ngực như một phương pháp phòng bệnh. Khi nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie phẫu thuật cắt bỏ cả hai vú để phòng ngừa vào năm 2013 ở tuổi 37, sau đó là phẫu thuật để cấy ghép ngực nhân tạo, quyết định của cô đã tạo nên một cơn bão truyền thông và thảo luận quốc tế về bệnh ung thư vú. Các phương tiện truyền thông, bao gồm cả BBC, đưa tin rằng khả năng mắc bệnh ung thư vú của Jolie đã giảm từ 87% xuống còn 5%.

ung thư và nhôm
Diễn viên Angenlina Jolie. (Ảnh: flickr)

Nhưng điều mà các phương tiện truyền thông chính thống đã bỏ qua phần lớn là ung thư vú có khả năng là do môi trường, không phải do di truyền gây ra. Thật vậy, các chuyên gia tin rằng khoảng 75%-80% tất cả các bệnh ung thư vú thực sự là do các yếu tố môi trường và lối sống. Các yếu tố này bao gồm tiếp xúc với hormone, uống rượu và béo phì, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế.

Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các chất gây rối loạn nội tiết (hóa chất làm thay đổi nội tiết tố của con người) từ môi trường, bao gồm chất làm dẻo, DDT, và các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ khác, góp phần vào nguy cơ ung thư vú.

Ung thư vú và Nhôm

Nhôm, đặc biệt là nhôm trong các chất chống đổ mồ hôi trên thị trường, cũng có thể là tác nhân lớn khiến ung thư vú có mặt khắp nơi. Nhôm không có công dụng nào được biết đến trong cơ thể con người. Nhưng các chuyên gia đã phát hiện ra rằng nó độc hại đối với nhiều hệ thống và cơ quan sinh học, bao gồm não và thận.

Một số nghiên cứu hồi cứu, bao gồm một nghiên cứu từ năm 2002, một từ năm 2003 và một nghiên cứu gần đây hơn từ năm 2017, đã liên hệ giữa nhôm và ung thư vú, đặc biệt là việc sử dụng sớm các chất chống đổ mồ hôi có chứa nhôm với sự phát triển của ung thư vú. Nhưng những nghiên cứu khoa học này, mặc dù quan trọng, nhưng lại bị hạn chế bởi tính chất hồi cứu, cỡ mẫu nhỏ và thiếu các đối chứng không phơi sáng.

ung thư và nhôm
Một chai lăn khử mùi. (Ảnh: Tài sản công)

Tuy nhiên, vào năm 2020, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Tiến sĩ Stefano J. Mandriota, một nhà nghiên cứu ung thư vú hàng đầu ở Thụy Sĩ chỉ đạo, đã thiết kế một nghiên cứu tiềm năng để nghiên cứu xem liệu nhôm, đặc biệt là nhôm trong chất chống đổ mồ hôi, có góp phần vào mức độ bùng phát của ung thư vú trong những thập kỷ gần đây hay không.

Ung thư do nhôm gây ra ở chuột bị suy giảm miễn dịch

Mandriota và một phân nhóm của ông trước đây đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc nuôi cấy lâu dài tế bào tuyến vú trong muối nhôm. Đối với nghiên cứu đó, họ đã sử dụng nồng độ nhôm tương tự như nồng độ được tìm thấy trong mô vú của phụ nữ ở các nước công nghiệp.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhôm trong ống nghiệm (có nghĩa là trong môi trường nhân tạo do phòng thí nghiệm tạo ra, không phải trong cơ thể sinh vật sống) đã biến đổi tế bào khỏe mạnh thành tế bào gây ung thư. Sau đó, khi các nhà nghiên cứu tiêm các tế bào gây ung thư này vào những con chuột bị suy giảm miễn dịch, những con chuột này đã phát triển các khối u.

Ung thư do nhôm gây ra ở chuột còn nguyên vẹn miễn dịch

Hầu hết các bệnh ung thư vú phát triển ở những phụ nữ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động bình thường. Vì vậy, các nhà khoa học cần một cách để xác định xem liệu các tế bào tiếp xúc với nhôm có thể gây ra khối u ở động vật có hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn hay không.

Để đạt được mục tiêu đó, Mandriota và nhóm của ông đã nuôi cấy tế bào tuyến vú trong dung dịch AlCl3 cho thí nghiệm và nuôi cấy trong nước lã cho các [thí nghiệm] đối chứng. Sau đó, họ tiêm các tế bào này vào những con chuột bình thường có chức năng miễn dịch khỏe mạnh.

9 trong số 10 và 8 trong số 10 con chuột trong hai nhóm được tiêm tế bào nuôi cấy nhôm đã phát triển ung thư biểu mô xâm lấn. Đồng thời, không có con chuột nào trong nhóm đối chứng bị ung thư.

Mandriota và nhóm của ông kết luận rằng các tế bào tuyến vú bị nhôm biến đổi trong ống nghiệm “hình thành các khối u tấn công sự hiện diện của hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn.” Những kết quả này cho thấy có thể có mối liên hệ nguyên nhân kết quả rõ ràng giữa việc tiếp xúc với nhôm và các khối u ung thư vú, cũng như các dạng ung thư khác. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nhôm gây ra tổn thương trực tiếp cho nhiễm sắc thể, khiến nó có khả năng trở thành cơ chế biến đổi tế bào bình thường thành tế bào gây ung thư.

Tiến sĩ Chris Chlebowski, người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Bạn nên lo lắng về nhôm.” Chlebowski, một nhà chữa bệnh theo liệu pháp tự nhiên có trụ sở tại Ashland, Oregon, cho biết ông đã kiểm tra hàng nghìn bệnh nhân về độc tính của kim loại. Tuy nhiên, trong nhóm thuần tập bệnh nhân của mình, ông cho biết, độc tính nhôm thực sự không phổ biến như các dạng quá tải kim loại khác.

Ông nói: “Thật sự rất hiếm khi tìm thấy nhôm. Chì, thủy ngân, cadmium, xêzi và thallium phổ biến hơn nhiều. Nhưng không có kim loại nào trong số này nên có trong cơ thể chúng ta. Không có mục đích sinh lý cho bất kỳ mục đích nào trong số chúng.”

Các nguồn tiếp xúc với nhôm

Chúng ta tiếp xúc với nhôm theo nhiều cách khác nhau: Hầu như mọi thương hiệu lớn về chất khử mùi và chất chống đổ mồ hôi vẫn sử dụng các hợp chất của nhôm. Nhôm cũng được tìm thấy trong thực phẩm chế biến (bao gồm bột nở, chất tạo màu, chất chống đóng cục và sữa công thức cho trẻ em), các sản phẩm dược phẩm như thuốc kháng acid và vaccine, và trong đồ nấu nướng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nấu thức ăn có tính axit trong nồi nhôm có thể khiến bạn tiếp xúc với lượng nhôm cao hơn so với nấu thức ăn bằng thép không gỉ hoặc bằng thủy tinh.

Chai lăn khử mùi của bạn có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?

Bạn hãy hạn chế phơi nhiễm với nhôm

Tốt nhất là tránh nhôm và hạn chế môi trường của bạn tiếp xúc với các chất gây ung thư khác càng nhiều càng tốt.

Đọc danh sách thành phần

Tập thói quen đọc danh sách các thành phần trong tất cả thực phẩm, sản phẩm làm đẹp và thuốc không kê đơn mà bạn mua. Đồng thời đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để biết các thành phần trong thuốc kê đơn. Bất cứ khi nào bạn thấy một mẫu nhôm được liệt kê, hãy cẩn trọng và đặt sản phẩm đó trở lại kệ. Chọn bột nở không chứa nhôm, ăn thực phẩm chưa qua chế biến và tìm các giải pháp thay thế tự nhiên cho các loại thuốc thông thường có chứa nhôm.

Ngừng sử dụng chất khử mùi có chứa hợp chất nhôm

Bạn có thể mua chất khử mùi tự nhiên, không chứa nhôm hoặc tự chế với các thành phần không độc hại. Một số trang web, bao gồm cả Mommypotamus, cung cấp các công thức dễ dàng để tự làm chất khử mùi.

Tránh dụng cụ nấu bằng nhôm

Mặc dù lượng nhôm trong dụng cụ nấu ăn rất nhỏ nên được coi là an toàn, nhưng nếu bạn đang cố gắng giảm mức độ tiếp xúc tích lũy với nhôm, tốt nhất bạn không nên sử dụng nồi, chảo hoặc tấm làm bằng nhôm. Thay vào đó, hãy chọn các món nướng bằng thủy tinh, thép không gỉ và đồ nấu nướng bằng gang.

Tránh các loại vaccine có chứa nhôm

Bạn có thể truy cập danh sách các thành phần trong các nhãn hiệu vaccine khác nhau thông qua tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc qua “Bảng tá dược vaccine” của CDC, có sẵn trực tuyến. Nếu bạn không thể tránh được các loại vaccine chứa nhôm cho bản thân và gia đình, thì nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chỉ tiêm một loại vaccine chứa nhôm một lần sẽ dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn.

Quăng acetaminophen vào thùng rác

Một số vật dụng tưởng chừng vô hại trong tủ của bạn thực sự có thể làm giảm khả năng cơ thể bạn tự loại bỏ nhôm và các hóa chất độc hại khác. Theo Tiến sĩ William Parker, nhà khoa học của Trường Y Đại học Duke, thuốc giảm đau phổ biến acetaminophen (thành phần chính trong Tylenol) làm cạn kiệt glutathione trong cơ thể và có thể làm tổn hại đến con đường giải độc. Không bao giờ dùng acetaminophen cùng lúc với thuốc có chứa nhôm.

ung thư và nhôm
Thuốc tylenol. (Ảnh: Tổng hợp)

Các cách khác để hỗ trợ giải độc lành mạnh, theo bác sĩ trị liệu tự nhiên, Tiến sĩ Kara Fitzgerald, kết hợp ăn nhiều loại rau tươi và trái cây (đặc biệt là rau lá xanh đậm và rau họ cải); lựa chọn thực phẩm hữu cơ thay vì thực phẩm thông thường được trồng bằng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ; lọc nước uống của bạn; uống trà xanh; và thêm rau mùi và nghệ vào chế độ ăn uống của bạn.

Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Jennifer Margulis
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Jennifer Margulis là một ký giả từng đạt giải thưởng và là tác giả của cuốn sách “Con của bạn, theo cách của bạn: Chịu trách nhiệm về các quyết định mang thai, sinh con, và nuôi dạy con của bạn để có một gia đình hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn.” Bà từng đạt giải thưởng Fulbright và là mẹ của bốn đứa con, bà đã làm việc trong một chiến dịch nhằm giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ em ở Tây Phi, ủng hộ việc chấm dứt tình trạng nô lệ trẻ em ở Pakistan trên chương trình truyền hình vào khung giờ vàng ở Pháp, và dạy văn học hậu thuộc địa cho các sinh viên phi truyền thống ở nội thành Atlanta. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về bà tại trang JenniferMargulis.net
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn