Cảm xúc ảnh hưởng hành vi chúng ta trong thời đại dịch như thế nào?
Nghiên cứu cho thấy phản ứng cảm xúc của một người đã thay đổi hành vi và cảm nhận về thời gian của họ trong đại dịch
Đại dịch COVID-19 có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Với một số người, có thể là cảm giác căng thẳng với chương trình học mới, với công việc mới hoặc cảm giác lo lắng về viễn cảnh bị nhiễm COVID-19 hay về vấn nạn phải đối phó với hậu quả sau khi nhiễm bệnh. Nhưng với những người khác, COVID lại tạo ra không gian và tự do để họ có thể theo đuổi niềm đam mê mới hoặc là đưa ra một số quyết định mới cho những mục tiêu vẫn luôn bị trì hoãn.
Cuộc sống bất tận của chúng ta — dù là tốt hơn hay xấu đi — cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thời gian.
Vào tháng 06/2020, chúng tôi là thành viên của một nhóm các nhà nghiên cứu đã trình bày các bằng chứng bước đầu cho thấy cảm giác về thời gian của một cá nhân trong đại dịch có liên quan mật thiết đến cảm xúc của họ.
Những người đã báo cáo cảm thấy căng thẳng và lo lắng ở mức độ cao vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020 có xu hướng cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn. Còn những người báo cáo rằng họ cảm thấy mình đang có mức độ hạnh phúc cao lại cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. (Đúng vậy đấy, dù bạn có tin hay không, thì có rất nhiều người rất thích thú với khoảng thời gian lệnh cấm ra đường có hiệu lực.)
Điều đó đã cho thấy rằng ngay cả khi trải qua một cơn đại dịch, thì thời gian sẽ trôi qua nhanh hơn khi bạn cảm thấy vui vẻ.
Với dữ liệu thu thập được trong một năm, chúng tôi có thể biết quan điểm của mọi người về tiến trình của đại dịch có liên quan như thế nào đến ý thức về thời gian, trạng thái cảm xúc của họ và liệu họ có hành động theo các cách có thể giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 hay không.
Thời gian đã trôi đi đâu?
Thời gian là một thứ gì đó khá buồn cười. Mặt khác, thời gian lại vô cùng chính xác và nhất quán — thời gian lại là một thước đo khách quan. Mỗi ngày trên Trái đất kéo dài đúng 23,934 giờ, chính là khoảng thời gian Trái đất quay một lần theo trục của nó.
Vậy nhưng, cách chúng ta cảm nhận hoặc nhận thức thời gian trôi qua lại không nhất quán và cũng không chính xác. Nhiều người có thể sẽ đồng ý rằng 23,934 giờ vào thứ Bảy dường như trôi qua nhanh hơn nhiều so với ngày thứ Hai.
Tiến sĩ Gable đã dành cả thập kỷ qua để khám phá hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau – cảm xúc và động lực – và liệu chúng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong trải nghiệm đó.
Động lực là một phần của cảm xúc và nó có thể được mô tả là “động lực tiếp cận” hoặc “động lực tránh né”. “Động lực tiếp cận” có đặc điểm là chúng ta có xu hướng gắn kết với người khác hoặc theo đuổi mục tiêu khi chúng ta trải qua những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như phấn khích và vui vẻ. Còn “động lực tránh né” thì đề cập đến xu hướng tránh xa người khác khi chúng ta trải qua những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn bã hoặc sợ hãi.
Động lực tiếp cận có liên quan đến việc thời gian trôi qua nhanh hơn, cuối cùng nó sẽ dẫn đến việc chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào điều gì đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái.
Động lực tránh né có liên quan đến việc thời gian trôi qua chậm hơn, là động lực thúc đẩy chúng ta thoát khỏi những tình huống có thể gây hại.
Trong những trường hợp bình thường thì những mối quan hệ này giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu một cách hiệu quả và duy trì sự an toàn của chúng ta. Hãy ngẫm xem bạn sẽ dành bao lâu để đọc một cuốn sách hay và bạn cố gắng thoát khỏi tình huống hiểm nguy nhanh cỡ nào.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong hoàn cảnh khắc nghiệt? Nhờ có khoản trợ cấp từ Quỹ Khoa học Quốc gia, trong năm đầu tiên của đại dịch chúng tôi đã có thể điều tra xem động lực và cảm xúc của người ta đã thay đổi cảm giác về thời gian của họ như thế nào.
Kết quả ban đầu
Vào tháng 04/2020, Tiến sĩ Gable và nhóm của ông đã hỏi 1,000 người Mỹ về cảm giác thời gian và trải nghiệm cảm xúc của họ trong tháng trước.
- Gần 50% những người này báo cáo rằng thời gian dường như đang kéo dài, điều này có liên quan chặt chẽ đến mức độ căng thẳng và lo lắng cao hơn. Những người trả lời này cũng cho biết họ đang thực hành giãn cách xã hội thường xuyên hơn.
- Khoảng 25% người tham gia cho biết thời gian dường như đang trôi qua nhanh, điều này liên quan đến cảm giác hạnh phúc và vui mừng.
- 25% còn lại của những người tham gia không cảm thấy thay đổi về thời gian của họ.
Một tháng sau, chúng tôi liên lạc lại với những người đó và hỏi họ những câu hỏi tương tự. Khoảng 10% những người trước đây từng báo cáo rằng thời gian trôi chậm cho biết nó đang di chuyển nhanh hơn. Và nhiều người hơn trong số họ cho biết rằng họ cảm thấy thoải mái và bình tĩnh.
Phần còn lại của năm
Với lượng dữ liệu của cả năm, chúng tôi có thể phân tích kết quả trong suốt 12 tháng của đại dịch. (Phân tích này vẫn đang trong bình duyệt.) Chúng tôi nhận thấy rằng những người cho biết cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tự tin cảm thấy rằng thời gian trôi qua nhanh hơn.
Ngược lại, những người tham gia báo cáo cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận mạnh mẽ – hoặc những người cảm thấy rằng cuộc sống của họ mất kiểm soát – cảm nhận thời gian trôi qua chậm. Cảm giác thời gian trôi qua chậm chạp này cũng liên quan đến nỗi lo lắng về việc liệu bản nhân họ có bị nhiễm COVID-19 không, lo lắng về việc liệu một thành viên trong gia đình có bị nhiễm bệnh hay không và lo lắng về việc virus sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân như thế nào.
Chúng tôi cũng tìm thấy một mẫu kết quả thú vị liên quan đến niềm tin của những người tham gia về sự nguy hiểm của COVID-19 và khả năng giải quyết sự lây lan của virus. Cụ thể, những người tham gia cảm thấy chính phủ có thể kiểm soát đại dịch một cách hiệu quả và có các phương pháp điều trị hiệu quả đối với COVID-19 cảm thấy rằng thời gian đang trôi qua nhanh hơn. Những người tham gia cảm thấy không có đủ thiết bị y tế để điều trị COVID-19 và cảm thấy virus có khả năng gây chết người cao đã báo cáo thời gian trôi qua chậm hơn.
Ngoài ra, nhận thức về thời gian còn có thể liên quan đến hành vi.
Trong quá trình diễn ra đại dịch, chúng tôi nhận thấy rằng khi người ta cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn, họ có nhiều khả năng đeo khẩu trang hơn. Trong khi đó, khi người ta nhận thức thời gian trôi qua chậm hơn, họ có xu hướng tránh các cuộc tụ tập đông người.
Cả hai cách đều hạn chế sự lây lan của virus. Vậy điều gì có thể giải thích khả năng xảy ra của một hành vi nhiều hơn so với hành vi khác?
Những người đeo khẩu trang đang tham gia vào hành vi có động lực tiếp cận nhiều hơn, vì đeo khẩu trang không bảo vệ người đeo nhiều bằng nó bảo vệ những người xung quanh họ. Những người càng cảm thấy tích cực, họ càng có xu hướng đeo khẩu tranh để bảo vệ những người xung quanh.
Những người tránh né các cuộc tụ tập đông người đang tham gia vào hành vi tự bảo vệ bản thân hơn hoặc có động lực tránh né. Nó ngăn họ không bị lây nhiễm virus từ người khác, sự sợ hãi và né tránh đã ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Nói cách khác, nếu bạn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm — thông qua các biện pháp điều trị và tin tưởng vào phản ứng của chính phủ — thì nhiều khả năng bạn sẽ có thái độ lạc quan và có động lực hơn để tham gia vào các hành vi giúp đỡ người khác. Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng hoặc cảm thấy báo trước về sự diệt vong, thời gian sẽ trôi qua một cách khó khăn. Điều này dường như thúc đẩy sự thôi thúc muốn thu mình lại và bảo vệ bản thân.
Khi sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta về các biến thể của COVID-19 tăng lên, thì sự hiểu biết của chúng ta về bản thân và cách chúng ta hành xử cũng thế. Những phát hiện này có thể làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì những thói quen tốt và tìm kiếm những sở thích giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị mắc kẹt trong một chu kỳ tuyệt vọng, và nó chỉ khiến cảm giác của bạn phức tạp hơn rằng thời gian đang trôi qua một cách khó khăn.
Philip Gable là phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Delaware, và Chris Wendel là nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Alabama. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation.
Ngọc Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: