Các lợi ích sức khỏe của quả đu đủ, ‘hoa quả của các thiên thần’
Một quả đu đủ mọng nước thơm ngon ngọt dịu với kết cấu dẻo mềm như bơ sẽ làm kích thích vị giác của bạn rất nhiều. Christopher Columbus đã gọi đu đủ là “hoa quả của các thiên thần.”
Từng được coi là một loại trái cây hiếm và kỳ lạ, nhưng hiện nay đu đủ có thể được tìm thấy vào hầu hết các thời điểm trong năm. Hầu hết tất cả các bộ phận của quả đu đủ (như quả, hạt, rễ, thân, lá, hoa, vỏ và nhựa mủ) đều được sử dụng vì chúng đều có những lợi ích sức khỏe khác nhau.
6 lợi ích sức khỏe của đu đủ
1. Hỗ trợ tiêu hóa
Theo một nghiên cứu tại Đại học Illinois tại Urbana-Champaign vào năm 2011, quả đu đủ có chứa enzyme papain giúp dạ dày tiêu hóa protein. Quả đu đủ chín có tác dụng tốt nhất về phương diện này.
Ngoài ra, đu đủ được sử dụng để điều trị một số vấn đề tiêu hóa như các vấn đề về đường ruột, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy.
2. Giúp ngăn ngừa ung thư
Theo các nghiên cứu, đu đủ là một nguồn cung cấp lycopene (hợp chất chống ung thư) tốt, giúp giảm ung thư tuyến tiền liệt, phổi, tuyến tụy, ruột kết và trực tràng, thực quản, khoang miệng, vú, cổ tử cung và dạ dày.
Chiết xuất lá đu đủ khô được phát hiện có tác dụng chống ung thư rất thành công chống lại các khối u được phát triển trong phòng thí nghiệm (ung thư vú, gan, cổ tử cung phổi và tuyến tụy). Sử dụng liều lượng nước trà chiết xuất từ lá đu đủ càng nhiều sẽ cho thấy hiệu quả chống lại các tế bào ung thư càng mạnh.
3. Tốt cho sức khỏe của mắt
Lutein và zeaxanthin là những chất carotenoid, là hóa phẩm có nguồn gốc thực vật được tìm thấy trong quả đu đủ, giúp duy trì thị lực tốt. Một nghiên cứu cho thấy lượng lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
4. Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột
Người ta phát hiện rằng hạt và quả đu đủ có chứa hoạt tính chống ký sinh trùng. Trong một nghiên cứu nọ, những đứa trẻ bị ký sinh trùng đường ruột được cho ăn hạt đu đủ; sau bảy ngày bọn trẻ đã không còn ký sinh trùng nữa.
5. Tốt cho da
Đu đủ có nhiều β-carotene và lycopene, chúng được biết đến là có tác dụng trong việc điều chỉnh các đặc tính của da.
Người ta đã phát hiện ra rằng những vi chất dinh dưỡng này có thể giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.
Phụ nữ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới sử dụng nước ép đu đủ chưa chín trên da của họ. Phần cùi đu đủ trắng khi chà xát lên da có thể tẩy đi lớp tế bào chết và thay thế nó bằng một lớp da mới khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong xà phòng tắm, xà phòng giặt và nước rửa tay.
6. Giảm nguy cơ đột quỵ
Đu đủ là nguồn cung cấp lượng lycopene dồi dào, giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở nam giới.
Một quả cà chua nấu chín sẽ chứa nhiều chất lycopene hơn so với quả đu đủ, nhưng lycopene trong quả đu đủ lại có khả năng sinh học cao hơn.
Xin hãy lưu ý: quả đu đủ có thể gây ảnh hưởng đến những người bị chứng dị ứng nhựa mủ vì đu đủ có chứa chất chitinase có thể gây ra chứng dị ứng nhựa mủ trái cây.
Bơ, chuối, hạt dẻ và kiwi nằm trong danh sách các loại thực phẩm có phản ứng chéo với nhựa mủ. Người ta khuyên nên tránh ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai, cho con bú và người có các rối loạn đông máu.
Hạt màu đen của đu đủ có chứa một chút ít chất carpine, vốn được xem là một chất độc hại. Điều đó nói lên rằng, hạt đu đủ có thể rất hiệu quả trong việc loại bỏ ký sinh trùng đường ruột và các vấn đề sức khỏe khác.
Những lượm lặt bên lề về quả đu đủ:
- Cây đu đủ thực chất là một loại thảo mộc khổng lồ.
- Cây đu đủ có thể cao tới 6m và kết trái trong vòng chưa đầy 18 tháng.
- Một quả đu đủ có thể nặng từ đến 5kg
- Ở Costa Rica và Mexico, người bản xứ gọi cây đu đủ là “cây của sức khỏe vàng”.
- Vỏ và thân của cây đu đủ được sử dụng để sản xuất dây thừng.
- Đu đủ được gọi là “pawpaw” ở Âu Châu và Úc, “mamao” ở Brazil và “fruitabomba” ở Cuba.
- Hãy nhìn xem những bông hoa đu đủ này đẹp như thế nào.
Lịch sử của quả đu đủ:
Đu đủ là một loại quả đã có từ lâu đời ở Trung Mỹ; người da đỏ Mỹ Latinh rất xem trọng loại quả này. Các nhà thám hiểm từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mang quả đu đủ đến các khu vực cận nhiệt đới khác trên thế giới nơi họ đi du lịch ngang qua; bao gồm Ấn Độ, Philippines và một phần của Châu Phi.
Mãi cho đến thế kỷ 20, quả đu đủ mới đến miền đất Hoa Kỳ và được trồng ở Hawaii. Các nhà sản xuất đu đủ lớn nhất là Hoa Kỳ (Hawaii là nhà sản xuất lớn của Hoa Kỳ từ những năm 1920), Puerto Rico và Mexico.
Thành phần dinh dưỡng của quả đu đủ:
- Hàm lượng vitamin (A và C) và khoáng chất rất cao. Một nửa quả đu đủ nhỏ có thể cung cấp 150% lượng vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn hàng ngày.
- Hàm lượng natri, calo và tinh bột thấp.
Do Diana Herrington thực hiện
Ngọc Anh biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: