Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả để tránh xa trầm cảm
Vào năm 2020, trầm cảm, bệnh tim mạch và AIDS đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào 3 căn bệnh lớn toàn cầu. Khi tin tức về những người nổi tiếng bị trầm cảm được truyền ra, đặc biệt là tin tức về một nghệ sĩ nổi tiếng tự sát, thì vấn đề sức khỏe tâm lý lại một lần nữa trở thành chủ đề nóng của dư luận. Nhưng trầm cảm có thực sự là một trạng thái tâm lý không? Theo Trung Y, trầm cảm là một vấn đề xuất phát từ “Can” (gan).
Gan của bệnh nhân trầm cảm có chỗ tắc nghẽn
Ông Chu Ân Lập (Zhu Enli), Chủ tịch Hiệp hội Trầm cảm thành phố Đài Nam, Đài Loan, kiêm Giám đốc Phòng khám Trung Y Thừa Ân, cho biết: “Bệnh nhân trầm cảm, gan bị tắc nghẽn”.
Gan được đề cập ở đây, không chỉ là nói về một cơ quan, mà là một khái niệm về hệ thống. Trung y cho rằng “can chủ sơ tiết”, sơ tức là sơ thông, tiết tức là phát tán, làm cho khí toàn thân thông mà không trệ, tán mà không uất. Thông qua hoạt động của gan, khí có thể bảo trì thông suốt, từ đó khiến con người duy trì được trạng thái tâm lý tốt. Ngược lại, nếu gan bị tắc nghẽn, can khí bị ngưng trệ thì tâm tình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Can khí ngưng trệ sẽ không lập tức diễn biến thành bệnh trầm cảm. Thông thường, đầu tiên sẽ bị rối loạn giấc ngủ, và khi các vấn đề về giấc ngủ trở nên nghiêm trọng, thì các triệu chứng trầm cảm mới bắt đầu.
Ông Chu Ân Lập chỉ ra rằng, bệnh trầm cảm thực chất là do thói quen sinh hoạt không tốt mà từ từ tạo thành. “Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm ở người hiện đại là ngày ba bữa thất thường, thức khuya ngủ nướng dẫn đến khó ngủ, khiến tình trạng tắc nghẽn gan ngày càng nghiêm trọng, tâm trạng cũng bắt đầu suy sụp”.
Khi tâm trạng bắt đầu có vấn đề, một số người sẽ dùng rượu để giải sầu, nhưng họ không biết rằng chính nó sẽ làm cho sầu càng thêm sầu. Bởi vì uống rượu quá độ sẽ hao tổn thận khí, thận khí không đủ sẽ khiến gan bị thắt lại, ngày càng tắc nghẽn. Mọi người thường nghĩ rằng uống rượu bia có thể giúp bạn dễ ngủ hơn khi tâm trạng không vui, nhưng nó chỉ có tác dụng trước mắt, còn về lâu dài thì hoàn toàn không.
Trung Y trị trầm cảm tập trung vào bổ thận và thông gan
Trung Y trị trầm cảm, chính là bắt đầu từ bổ thận và thông gan. Ông Chu Ân Lập nói rằng, mặc dù trầm cảm là vấn đề của gan, nhưng thận là nguồn cung cấp năng lượng cho gan, nếu gan bị tắc nghẽn thì cho thấy thận nhất định suy yếu. Chỉ có bồi bổ thận cho tốt, gan mới có thể đả thông, “khiến gan từ từ thông suốt, bệnh trầm cảm sẽ được giải khai”.
Châm cứu và dùng thuốc là những phương pháp điều trị chính. Các vị thuốc bổ thận thông thường bao gồm Thục địa và Phụ tử, vị thuốc làm thông gan bao gồm Sài hồ và Xuyên khung, bổ gan máu thì có Đương quy. Có rất nhiều vị thuốc có thể làm thông gan và bổ thận, do đó Trung Y thường quyết định sử dụng vị thuốc nào dựa trên mạch tượng và cơ địa của từng người.
Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh trầm cảm bằng Trung Y là tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ tái phát thấp, có thể giúp bệnh nhân khôi phục khả năng học tập và làm việc bình thường, từ bỏ ý định tự tử.
Tây y điều trị trầm cảm chủ yếu là khống chế các triệu chứng mà không phục hồi chức năng gan và thận; Trung y thì thiên về nâng cao sức khỏe của phủ tạng. Khi chức năng gan, thận dần chuyển thành tốt thì tình trạng rối loạn giấc ngủ và tâm trạng suy sụp của người bệnh sẽ được cải thiện.
Thuốc Đông y cũng có tác dụng tích lũy, thường thì sau 2-3 tháng khi các triệu chứng được cải thiện thì bạn không cần phải dùng thuốc nữa. Còn tác dụng của thuốc Tây sẽ về 0 mỗi ngày, nên buộc phải uống thuốc hàng ngày để kiểm soát. Rất nhiều bệnh nhân một khi dùng thuốc Tây là dùng đến hơn 10, 20 năm, thậm chí 30 năm.
Tại phòng khám ngoại trú của ông Chu Ân Lập từng có một nữ sinh cấp 3 không thể đến trường do trầm cảm. Sau 2 đến 3 tháng điều trị, cô ấy về cơ bản đã bình phục, có thể đi học trở lại và tham gia kỳ thi đại học.
Thông thường thời gian điều trị của Trung Y là khoảng 3 tháng, nhưng những người bị trầm cảm nhẹ thì hơn 1 tháng là có thể khỏi bệnh. Ngoài bệnh tình nặng nhẹ thì còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của người bệnh. Một số bệnh nhân tiếp tục ngủ muộn, ăn uống thất thường, thì thời gian điều trị sẽ kéo dài.
Có một nam sinh viên đại học thường có ý định tự tử, khi đến gặp bác sĩ thì tình trạng bệnh đã nghiêm trọng, hai mắt đờ đẫn. Ông Chu Ân Lập khuyến khích cậu ngoài việc uống thuốc, còn cần cải thiện thời gian ngủ nghỉ. Lúc đầu bệnh nhân rất thiếu hợp tác, sau một thời gian điều trị thì tình trạng của cậu ấy có chút chuyển biến tốt, sau đó mới sẵn sàng hợp tác tích cực thì tâm trạng cũng cải thiện rất nhiều.
Do Trung Y điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, cho nên sau khi bệnh nhân trầm cảm khỏi bệnh, thường sẽ không bị tái phát nữa, trừ khi thói quen sinh hoạt lại bê trễ như cũ. Nhưng nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì nên quay lại gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng.
Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả nhất để tránh xa trầm cảm
Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trong xã hội hiện đại đang ngày càng cao. Trầm cảm không chỉ gây tổn hại về thể chất và tinh thần, mà hơn 90% các vụ tự tử đều có liên quan đến nó.
Ngay cả khi không bị bệnh trầm cảm, rất nhiều người vẫn thường có tâm trạng trầm cảm này. Vậy, có cách nào tốt để có thể giảm bớt trầm cảm, hoặc thậm chí tránh xa trầm cảm hay không?
“Phương pháp tốt nhất là, nên ăn thì ăn, nên ngủ thì ngủ”. Ông Chu Ân Lập thẳng thắn nói: “Đây là phương pháp hữu hiệu nhất, cũng là cơ bản nhất, nhưng lại bị bỏ qua nhiều nhất”.
Bởi vì bụng đói sẽ làm thiếu khí, lúc này nếu không ăn, khí mạch sẽ suy sụp, ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tình trạng trầm cảm ở rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, đều là do ăn uống sai cách tạo thành.
Đi ngủ muộn sẽ khiến can khí không đủ. Thời gian hoạt động của Can kinh và Đảm kinh là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, là thời gian vàng cho giấc ngủ, thức khuya sẽ làm tổn thương Can, Đảm (gan và túi mật). Con người hiện đại học hành và làm việc rất nhiều, nếu sau 9 giờ tối mà cảm thấy rất mệt mỏi thì nên đi ngủ, không nhất thiết phải đợi đến giờ vàng này.
Mặc dù theo quan điểm của dinh dưỡng học, một số chất dinh dưỡng có thể khiến tâm trạng được cải thiện, nhưng để phòng chống trầm cảm, ông Chu Ân Lập nhấn mạnh rằng: Điều quan trọng nhất là phải điều chỉnh lối sống cho lành mạnh, nếu không, “khí đã tổn thất thì không phải ăn thứ gì đó là có thể bồi bổ lại được”. Ông nhắc nhở những người trường kỳ ăn uống thất thường hoặc thức khuya, nếu gan thận đã bị ảnh hưởng thì nên tìm đến Trung Y để điều hòa cơ thể, đồng thời cải thiện thời gian ngủ nghỉ. Như vậy, sẽ giúp ích đáng kể trong việc ngăn ngừa trầm cảm.
Lý Thanh Phong thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: