Bảo vệ sức khỏe mùa đông nên chú trọng phòng táo bổ thuỷ
Trung y cho rằng, trọng tâm dưỡng sinh mùa Thu Đông là lấy dưỡng âm nhuận phế, phòng táo dưỡng huyết làm chủ.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống, đường hô hấp của con người cũng dễ “cảm thụ phong tà”. Khí hậu khô hanh cũng đồng thời ảnh hưởng, vì vậy các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm đường hô hấp trên thậm chí là viêm da dị ứng đều rất dễ phát sinh vào thời điểm này. Ngoài ra, sau khi thời tiết chuyển lạnh rõ ràng, quá trình trao đổi chất trong cơ thể dần chậm lại, một số người sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng của đường ruột và dạ dày như tiêu chảy, táo bón.
Có thể lựa chọn “thực phẩm màu trắng” như củ cải trắng, bắp cải trắng, bí đao, bách hợp, ngân nhĩ, ngó sen, hạt sen. Trong đó, bắp cải, củ cải có tác dụng tốt nhất, hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng cao hơn lê và táo từ 8 đến 10 lần; chất xơ trong bắp cải có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa hỏa khí trong cơ thể gây táo bón.
Uống một cốc nước mật ong khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc thêm một ít mật ong vào sữa đậu nành hoặc sữa vào bữa sáng cũng có thể làm dịu các triệu chứng da thiếu nước ít dầu, tích hỏa táo nhiệt trong cơ thể vào mùa đông. Có thể ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ thô, như lá khoai lang, ngưu bàng, tảo bẹ (kombu), măng, khoai nưa, vả tây (sung ngọt), khoai lang, khoai môn v.v… nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể với sự chuyển mùa, đề phòng chống cảm mạo.
Ngoài ra, chế độ ăn mùa đông còn có hai điểm cần chú ý.
- Một là ăn đồ cay như hành, gừng, tỏi, ớt, tiêu,…một cách chừng mực để tránh đổ thêm dầu vào lửa, gia tăng tình trạng phế táo. Có thể ăn nhiều hoa quả thanh nhuận vị chua, ngọt như sơn tra (táo gai, táo mèo), bưởi, lựu, táo… Các chất axit tannic, axit hữu cơ, chất xơ có trong những loại hoa quả này có thể kích thích tiết dịch tiêu hóa, gia tăng nhu động ruột, có thể tư âm nhuận táo.
- Thứ hai là ăn ít muối. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng phần nhiều là viêm, nhiệt, táo. Mùa đông sức đề kháng của cơ thể yếu, nên rất dễ tái phát. Nếu hàm lượng muối trong bữa ăn quá cao, sẽ dẫn đến giảm tiết nước bọt; chế độ ăn nhiều muối còn có thể làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc, các loại vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập, gây nên viêm họng. Ngoài ra, các loại hạt rang như hạt dưa, đậu phộng cũng nên ăn ít, những đồ ăn này vừa mặn vừa khô, đều là kẻ thù của cổ họng.
Về phần bảo vệ sức khỏe hàng ngày, bác sĩ khuyến cáo, khi nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, nên chú ý giữ ấm, tránh há miệng trực tiếp đón gió lạnh. Sau khi vận động nên nhanh chóng lau khô cơ thể, thay quần áo khô, tránh bị thu táo phong tà nhân lúc chức năng bảo vệ của da tóc bị giảm nhẹ.
Lâm Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The EpochTimes
Xem thêm: