Bạn không muốn bị cảm lạnh? 2 huyệt và bài thuốc giúp tăng sức đề kháng
Chỉ cần biết cách ăn uống, cộng với xoa bóp các huyệt đạo đúng cách, bạn có thể nhanh chóng đẩy lùi cảm lạnh.
Thời tiết luôn thay đổi thất thường, nay lạnh, mai nóng. Nhiều đồng nghiệp của tôi đang sổ mũi và ho vì cảm lạnh. Hậu quả của sự mệt mỏi làm chất thêm lo lắng lên đống công việc chưa hoàn thành tích luỹ từ ngày này qua ngày khác. Quả là một trạng thái tuyệt vọng.
Tuy nhiên, tin tốt là cảm lạnh không khủng khiếp như người ta vẫn sợ. Chỉ cần biết cách ăn uống, cộng với việc xoa bóp các huyệt đạo đúng cách, bạn có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
2 huyệt thần kỳ giúp đẩy lùi cảm lạnh
Hắt hơi có thể là dấu hiệu bạn sắp bị cảm lạnh. Hãy bình tĩnh và nhanh chóng bấm những huyệt này. Đầu tiên là huyệt Nghênh Hương.
Ngay cả khi bạn đang bị cảm lạnh, vẫn không quá muộn để bắt đầu ấn “huyệt Nghênh Hương.” Khi cơn hắt hơi ngừng lại cũng có nghĩa là cảm lạnh đang bị xua đi.
Nghênh Hương là một huyệt nằm trên kinh tiểu tràng. Nó được chia thành năm điểm bên cạnh cánh mũi, trong chỗ lõm ở nếp gấp mũi má. Khi ấn huyệt Nghênh Hương, không ấn về phía mũi mà ấn về phía xương mặt. Bạn sẽ cảm thấy như mũi đang bị nghẹt.
Ấn huyệt Nghênh Hương có thể làm ấm kinh Phế và Đại Tràng. Một khi phổi được sưởi ấm, chắc chắn cảm lạnh sẽ biến mất.
Nếu bạn bị cảm và ho liên tục thì hãy bấm huyệt Xích Trạch.
Cảm lạnh là bệnh cấp tính, trên kinh Phế có một huyệt quan trọng nhất để chữa bệnh cấp tính, đó là huyệt “Xích Trạch.”
Khi lòng bàn tay hướng lên trần nhà, huyệt Xích Trạch nằm trên nếp gấp ngang của khuỷu tay, dọc theo đường thẳng từ ngón tay cái. Xoa bóp huyệt này có thể làm giảm cảm lạnh và ho ngay lập tức.
Những người ghét cảm lạnh và uống thuốc sẽ muốn tìm hiểu hai huyệt vị này vì chúng đặc biệt hiệu quả giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Thức uống nóng chống cảm lạnh tự nhiên
Hãy uống “nước gừng đường nâu” để xua tan cảm lạnh. Bị cảm lạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, khiến bạn không thể đi làm và tạm xa bạn bè. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào – như hắt hơi hoặc ngứa họng – hãy pha cho mình một bát nước gừng đường nâu, và uống cạn. Thức uống đặc biệt này có thể loại bỏ hàn bên trong cơ thể và cải thiện cảm lạnh.
Bạn cần nhớ luôn uống nước ấm.
Xuyên bối mẫu hầm nước lê trị cảm, ho, ngứa họng
Trái lê có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Khi bị cảm lạnh, ho và ngứa họng, bạn có thể tự làm món canh trị ho tự nhiên tại nhà bằng nước lê hầm với xuyên bối mẫu (Tendrilleaf fritillary), đây là cách phòng và trị ho tốt nhất.
Lê sống thanh nhiệt lục phủ, lê chín dưỡng âm ngũ tạng. Lê đun sôi với nước nóng rất có ích cho phổi và đường hô hấp.
Lê xanh hoặc vàng đều đem lại hiệu quả. Gọt vỏ và cắt lê thành từng miếng, cho vào bát, thêm một ít đường mạch nha (maltose) và bột xuyên bối mẫu (bạn có thể nhờ người bán ở tiệm thuốc bắc xay thành bột hay tìm mua ở tiệm thực phẩm tự nhiên hoặc Á Châu tại địa phương). Dùng nồi điện để hấp. Lê sau khi hấp sẽ tỏa ra mùi thơm, vị ngọt mát, là bài thuốc phòng ngừa và cải thiện bệnh ho tuyệt vời.
Trà bổ dưỡng cải thiện miễn dịch, phòng cảm cúm cho cả gia đình
Xin giới thiệu với các bạn một loại trà bồi bổ và tăng sức đề kháng để phòng chống cảm lạnh. Trà được pha từ rễ Hoàng Kỳ, Đảng sâm bắc và câu kỷ tử (còn được gọi là kỷ tử). Uống trà thường xuyên có thể bảo vệ khả năng miễn dịch. Ba dược liệu này rất rẻ tiền, khi trộn với nhau có vị ngọt và mùi rất dễ chịu.
Thành phần: Hoàng kỳ 15gr, Đảng sâm bắc 15gr, 20 quả kỷ tử
Cách nấu: Sau khi rửa, thêm 1300ml nước và nấu trong 20 phút, cho đến khi còn khoảng 1000ml nước.
Cho trà vào bình giữ nhiệt, và để trẻ mang đi uống ở trường. Hãy đem theo trà đến văn phòng để uống và đưa cho vợ/chồng của bạn. Thức uống này tốt cho tất cả mọi người.
Chú ý: Bài thuốc này dùng cho người chưa bị cảm, không dành cho những người đã bị cảm.
Đại Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times