7 giải pháp cho hội chứng COVID-19 kéo dài

Đối với những người đã bị nhiễm bệnh hoặc đang phải đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại virus là điều đặc biệt quan trọng.

Khi phải tiếp tục đối mặt với COVID-19, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Nâng cao khả năng miễn dịch sẽ giúp bạn phục hồi tốt nhất có thể và tránh khỏi tình trạng tự miễn dịch sau nhiễm COVID-19, cũng như ngăn ngừa tiến triển thành bệnh nghiêm trọng [khi nhiễm virus].

Nhiều người đã gặp phải các triệu chứng kéo dài sau nhiễm COVID-19. Đây là một tình trạng được gọi là hội chứng sau virus có thể xảy ra với một số người sau bất kỳ trường hợp nhiễm virus nào. Đối với những người này, phương pháp tiếp cận toàn diện sẽ giúp giải quyết vấn đề. Y học chức năng nhấn mạnh các chất bổ sung tổng thể và tích hợp, chế độ ăn uống và lối sống an toàn, hiệu quả, có thể giúp cơ thể bạn phục hồi [sau hội chứng covid kéo dài].

Trước khi chúng ta đi vào một số chi tiết cụ thể, xin nhắc lại rằng: hãy tập trung vào những điều cơ bản. Chúng ta thường đánh giá thấp sức mạnh của chế độ ăn uống và lối sống đối với hệ miễn dịch, đặc biệt là trong trường hợp COVID-19. Đảm bảo giấc ngủ thích hợp, thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, vận động đầy đủ và kiểm soát căng thẳng là rất quan trọng để ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm virus nào, bao gồm cả COVID-19.

Dưới đây là một số cách có thể giúp cơ thể chống lại COVID-19 và hội chứng COVID kéo dài:

Vitamin D

Nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng vitamin D thấp có nhiều khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn do SAR-CoV-2. Vitamin D đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các đại thực bào và các peptide kháng khuẩn, cũng như điều chỉnh hoạt động của các tế bào TH17 và các cytokine.

Do các đặc tính hỗ trợ miễn dịch mạnh mẽ này, bệnh nhân dùng vitamin D đã giảm tiến triển, mức độ nghiêm trọng và thời gian bị bệnh. Hơn nữa, việc tối ưu hóa mức vitamin D dường như đã giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng của hội chứng sau virus.

Nhưng bạn cần lưu ý rằng, vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo nên nếu uống quá nhiều có thể gây độc. Do đó việc kiểm tra nồng độ trong máu của bạn là điều quan trọng để bổ sung một cách an toàn.

7 giải pháp cho hội chứng COVID-19 kéo dài
Một hộp chứa viên nang Vitamin D. (Ảnh: AP/Mark Lennihan)

Glutathione

Glutathione là chất chống oxy hóa chính để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do nhiễm trùng. Chúng ta cũng biết rằng glutathione đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch của cơ thể, cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm và tạo điều kiện giải độc thích hợp.

Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt glutathione có liên quan đến các biểu hiện nghiêm trọng của COVID-19. Do đó, tối ưu hóa mức glutathione có thể là một phương pháp điều trị hữu ích trong thời gian bị bệnh và trong suốt quá trình hồi phục. Đối với một số người, N-acetyl-cysteine ​​(NAC) sẽ được dung nạp tốt hơn glutathione. NAC là tiền thân của glutathione và cũng có thể là một cách hiệu quả để nâng cao mức glutathione.

Chúng tôi thường khuyến nghị bổ sung glutathione liposomal để có sinh khả dụng tốt nhất. Chúng tôi đã thấy glutathione khí dung có tác động có lợi trực tiếp đến mô phổi trong trường hợp COVID-19. Ngoài ra, cung cấp glutathione bằng đường tĩnh mạch cũng đảm bảo glutathione được đưa trực tiếp vào máu.

Hỗ trợ miễn dịch

Chúng tôi tin rằng việc hỗ trợ hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh COVID-19. Điều này cũng đúng đối với sự phục hồi sau nhiễm. Cá nhân các bác sĩ chúng tôi sử dụng và khuyên dùng các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau bao gồm vitamin C, kẽm, vitamin A, curcumin, resveratrol, v.v.

7 giải pháp cho hội chứng COVID-19 kéo dài
Dùng các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau bao gồm vitamin C, kẽm, vitamin A, curcumin, resveratrol, v.v. . (Ảnh: Photoongraphy/Shutterstock)

Chúng tôi cũng sử dụng các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau thông qua liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch. Việc này giúp đảm bảo những chất dinh dưỡng đi thẳng vào máu và do đó cuối cùng sẽ được tế bào sử dụng. Chúng tôi khuyên bạn nên hỗ trợ miễn dịch bằng dinh dưỡng tĩnh mạch để chăm sóc phòng ngừa và đặc biệt là phục hồi sau nhiễm bệnh. Một lưu ý quan trọng khác là một số chất dinh dưỡng bao gồm L-lysine, melatonin và kẽm có thể làm chậm quá trình nhân lên của virus.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng dường như phổ biến trong thời đại hiện nay. Trong khi phần lớn những gì chúng ta thảo luận trong bài viết này là những tác nhân gây căng thẳng về thể chất hoặc môi trường, thì gánh nặng tinh thần và cảm xúc cũng cần phải được xem xét. Sử dụng các kỹ năng đối phó với căng thẳng tinh thần và cảm xúc là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hệ miễn dịch có thể hoạt động bình thường.

Các chiến lược hữu ích bao gồm cầu nguyện, thiền định, chính niệm, nuôi dưỡng lòng biết ơn, các phương pháp hít thở khác nhau và giao tiếp với những người thân yêu và bạn bè. Duy trì sự kết nối với những người khác để nhận được sự giúp đỡ là rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm lo âu, trầm cảm.

7 giải pháp cho hội chứng COVID-19 kéo dài
Không chỉ làm chậm quá trình lão hóa, mang lại nội tâm thanh tĩnh, thiền định còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và kéo dài tuổi thọ. (Ảnh: The Epoch Times)

Giảm tiếp xúc với các độc tố từ môi trường

Tất cả chúng ta đều phải tiếp xúc với chất độc từ môi trường trong thế giới ngày nay. Một số nguyên nhân chính của việc tiếp xúc với chất độc là không khí, nước, thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, hóa dầu, nhựa và những thứ khác. Những chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể và góp phần tạo ra gánh nặng độc hại tổng thể làm suy giảm khả năng hoạt động tối ưu của cơ thể.

Chúng ta không thể nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc giảm tải lượng chất độc bằng cách xem xét kỹ lưỡng các chất độc mà bạn tiếp xúc. Thật không may, hầu hết chúng ta đều sử dụng các hợp chất rất độc để khử trùng mọi thứ nhằm tiêu diệt virus trong đại dịch. Điều này góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch và phá vỡ hệ vi sinh vật; chứ không phải là diệt trừ bệnh tật. Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân và độc giả của chúng tôi sử dụng các lựa chọn an toàn, không độc hại để làm sạch và vệ sinh.

Chế độ ăn kiêng Keto & nhịn ăn

Trạng thái trao đổi chất của một cá nhân có thể cản trở hoặc kích thích virus nhân lên. Thật không may, những người luôn trong tình trạng đốt đường là những người dễ bị nhiễm virus nhất.

Đây là một lý do quan trọng giải thích tại sao chúng ta thấy rằng những cá nhân mắc một số bệnh đi kèm lại có kết cục nghiêm trọng hơn. Sự chuyển đổi quá trình trao đổi chất của vật chủ từ trạng thái đốt cháy đường sang đốt cháy chất béo đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình sao chép của virus.

Bất cứ lúc nào lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ sử dụng đường làm năng lượng chính. Cơ thể chúng ta có khả năng luân chuyển giữa trạng thái đốt cháy đường và chất béo. Cơ thể chúng ta thường khỏe mạnh khi ở trong trạng thái chuyển hóa ceton và đốt cháy chất béo.

7 giải pháp cho hội chứng COVID-19 kéo dài
Nhiều loại thực phẩm dồi dào năng lượng, chất béo lành mạnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bạn. (Ảnh: Oleksandra Naumenko/Shutterstock)

Virus không có nguồn năng lượng riêng. Khi sống trong vật chủ, chúng phải dựa vào năng lượng và quá trình trao đổi chất của vật chủ. Khi vật chủ ở trạng thái đốt đường, các loại virus sẽ có khả năng tái tạo rất nhanh nhờ lượng đường dồi dào làm nguồn nhiên liệu. Về cơ bản, khi cơ thể đốt cháy đường, coronavirus sẽ tự bao bọc trong đường để tái tạo. Khi thực hiện điều này, virus không chỉ tự cung cấp năng lượng bằng đường mà còn tự ngụy trang khỏi hệ miễn dịch khi được bao bọc trong đường.

Điều này cho phép virus nhân lên nhanh chóng và bám chặt hơn vào vật chủ đang trong tình trạng đốt đường, mắc các bệnh đi kèm và rối loạn chức năng trao đổi chất.

Để ngăn ngừa virus nhân lên, chúng tôi khuyên bạn nên giảm tiêu thụ đường, carbohydrate và tập trung vào chất béo và protein lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên kéo dài thời gian nhịn ăn qua đêm trong vòng ít nhất 12-14 giờ và tăng thời gian nhịn ăn gián đoạn dài hơn. Việc này sẽ giúp cơ thể chuyển từ đốt cháy đường sang đốt cháy chất béo để virus không thể tái tạo nhanh chóng hoặc hiệu quả.

Xem xét nguyên nhân cơ bản

Thông thường, có tồn tại những yếu tố tiềm ẩn khiến một người nào đó dễ biểu hiện các triệu chứng do virus hơn. Các khía cạnh cần xem xét là rối loạn chức năng trao đổi chất hoặc rối loạn điều hòa đường huyết, mất cân bằng hormone, dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm, bệnh tự miễn dịch, tiếp xúc với độc tố môi trường, rối loạn đường ruột và các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc mãn tính khác. Việc xác định và loại bỏ tận gốc những yếu tố này có thể tác động mạnh mẽ đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Điều quan trọng là bạn cần làm việc với một bác sĩ có chuyên môn để tìm ra những nguyên nhân đang góp phần gây ra các triệu chứng. Để đạt được sự khỏe mạnh lâu dài, cơ thể phải được xem như một tổng thể có liên quan với nhau.

Các bước cần làm tiếp theo

Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng kéo dài hoặc cảm thấy có điều gì đó không ổn, đừng nghĩ rằng bạn không sao cả. Hãy tìm một bác sĩ lâm sàng có chuyên môn cao để lắng nghe bạn và giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Các bác sĩ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Phục hồi rất sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Bài viết gốc được đăng trên RestorativeChiro.com

Tiến sĩ Ashley Turner là một bác sĩ trị liệu tự nhiên được đào tạo theo phương pháp truyền thống và là bác sĩ được hội đồng chứng nhận về sức khỏe toàn diện của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Phục hồi.

Tú Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn