4 loại thực phẩm và 3 loại trà giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ (Phần cuối)
Nếu uống cà phê và trà có thể giúp phần lớn mọi người thấy tỉnh táo và phấn chấn, thì cũng có một số thực phẩm có thể dùng vào buổi tối, sau bữa cơm dễ dàng giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ…
4 loại thực phẩm và 3 loại trà giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ (Phần I)
3 loại thực phẩm giúp tĩnh tâm, ngon giấc
1. Trà hạnh nhân
Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái, định suyễn (chữa ho, khó thở), thích hợp với những trường hợp mất ngủ do phế hư gây ho hoặc khó thở. Hạnh nhân dùng để pha trà này không phải là loại hạnh nhân chúng ta vẫn thường ăn. Hạnh nhân bán ngoài chợ không phải là hạnh nhân, mà là biển đào nhân (hạt trái mận đào), nên cơ bản sẽ không có hương vị và tác dụng của hạnh nhân.
Biển đào nhân có hình dạng giống như giọt nước, mà hạnh nhân thật sự có hình trái tim, có hương vị rất đặc biệt, nó lại phân ra 2 loại là điềm hạnh nhân (hạnh nhân ngọt) và khổ hạnh nhân (hạnh nhân đắng). Khổ hạnh nhân có độc, phải nướng hay sao chín và cần được người thầy thuốc xem xét về liều lượng mới có thể dùng được. Điềm hạnh nhân có độc tính thấp, tác dụng không mãnh liệt như khổ hạnh nhân, được dùng nhiều trong ăn uống.
Cách làm: Điềm hạnh nhân nghiền thành bột, trước khi ngủ lấy bột ấy pha thành trà uống. Tuy nhiên, điềm hạnh nhân không phải ở đâu cũng mua được, nhưng toan táo nhân lại rất dễ mua.
2. Trà Toan táo nhân
Toan táo nhân là vị thuốc Đông Y thường dùng để điều trị mất ngủ. Đặc biệt là mất ngủ do lo lắng, suy nghĩ nhiều, dẫn đến khi ngủ hay giật mình, sợ hãi, hay mơ linh tinh. Toan táo nhân có khả năng dưỡng tâm an thần, chủ yếu chữa chứng mất ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ do huyết của tạng tâm và can hư tổn (có các biểu hiện như tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, trong người phiền muộn).
Tuy nhiên, Toan táo nhân sống và Toan táo nhân sao có hiệu quả trái ngược nhau. Toan táo nhân sống điều trị chứng thèm ngủ, còn toan táo nhân sao thì lại chữa trị chứng mất ngủ. Cho Toan táo nhân vào trong chảo, sao đến khi có mùi thơm bốc lên, có tác dụng “tỉnh tỳ” (giải sầu, phục hồi chức năng tạng tỳ).
Đối chiếu với Tây y mà xem xét, thì “tỉnh tỳ” có thể lý giải là đánh thức hệ thần kinh phó giao cảm, thần kinh phó giao cảm một khi hoạt động tích cực sẽ khiến hạ huyết áp, giúp an thần, hỗ trợ tiêu hóa; mà theo Đông Y, tạng tỳ đại biểu cho hệ thống tiêu hóa. Sau khi hệ thống tiêu hóa khởi động, huyết dịch trong cơ thể sẽ đổ về dạ dày và đường ruột, đầu não sẽ cảm thấy buồn ngủ, vì thế mà Toan táo nhân sao có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ.
Cách làm: Toan táo nhân sao, cho thêm nước sôi vào, đợi 10 phút là dùng được.
3. Trà Hợp hoan bì
Hợp hoan bì có thể chữa mất ngủ do tâm thần bất an, tinh thần buồn rầu uất ức gây nên.
Cách làm: Hợp hoan bì rửa sạch, cho thêm nước vào sắc đến khi nước sôi, đun thêm một thời gian nữa thì hương vị của trà mới tiết ra được. Trong khi sắc cũng có thể cho thêm cúc hoa vào cùng.
Các loại trà này đều tương đối ôn hòa và thích hợp với rất nhiều người.
Ngoài ra còn một loại thảo mộc khác cũng giúp bạn có một giấc ngủ ngon, gọi là Hiệt thảo (纈草). Sách Trung Y dược có ghi rằng: “Hiệt thảo có vị ngọt, vào kinh thủ thiếu âm Tâm, có tác dụng dưỡng tâm an thần. Tuy nhiên Hiệt thảo là một loại thuốc có vị rất kỳ quái, khi mài thành phấn có mùi rất hôi tanh, người bình thường khó có thể uống xuống được, cho nên thông thường phải làm thành dạng viên nang”.
Trên lâm sàng, Trung Y điều trị bệnh nhân mất ngủ sẽ không chỉ dùng một vị thuốc, mà là dùng theo phương dược. Thí dụ như bài Quy tỳ thang dùng trong điều trị mất ngủ, rất nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng cảm thấy ngủ rất ngon, trong bài Quy tỳ thang ấy cũng có toan táo nhân.
Các phương pháp khác hỗ trợ giấc ngủ
Một số người gặp phải vấn đề đi tiểu nhiều, nên không phù hợp uống nước hay ăn dưa hấu trước khi ngủ, thì có thể dùng đến các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng giấc ngủ:
Thiên Thanh