3 vấn đề lớn gây tranh cãi trong giới khoa học về COVID-19
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới. Việc đeo khẩu trang, khả năng miễn dịch với COVID-19, và tỷ lệ lây nhiễm thực tế đang trở thành những đề tài hết sức nóng bỏng… Sau đây là 3 chủ đề mà các nhà khoa học chưa thể thống nhất và tranh biện không ngừng.
Đeo khẩu trang
Một báo cáo đa ngành của Royal Society (Hội khoa học Hoàng gia Anh) đưa ra đã ngả về cộng đồng những người đeo khẩu trang. Những tài liệu này đưa ra tranh luận rằng đeo khẩu trang có thể góp phần làm giảm sự lây lan của virus Trung Cộng nếu chúng được sử dụng rộng rãi trong trường hợp mọi người không thể giãn cách.
Một nghiên cứu lâm sàng tương đối nhỏ cũng chỉ ra rằng trẻ em nhiễm bệnh đeo khẩu trang sẽ không truyền virus cho những người tiếp xúc trong gia đình.
Tuy nhiên khoa học là điều gì đó rất phức tạp. Khẩu trang không thể ngăn những người đeo hít phải các hạt khí dung (aerosol) có chứa virus Vũ Hán gây bệnh. Không dừng lại ở đó, một nghiên cứu gần đây thậm chí đã báo cáo rằng: khẩu trang có thể mang lại cảm giác an toàn giả tạo cho người sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những xung động từ không khí thở ra khi đeo khẩu trang. Xung động này sẽ khiến người đeo chạm tay vào mắt như một phản xạ. Nếu tay bạn có chứa virus, bạn sẽ tự lây bệnh cho chính mình. Điều này cũng đã được WHO cảnh báo: khẩu trang có thể phản tác dụng trừ khi người đeo tránh chạm vào mặt và áp dụng thêm các biện pháp phòng chống khác.
Chính bởi vậy nhiều nhà khoa học không đồng tình với báo cáo của Hội khoa học Hoàng gia Anh. Họ yêu cầu thêm bằng chứng đối với hiệu quả của khẩu trang. Tốt nhất là thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với nhiều người từ toàn bộ dân số để theo dõi ảnh hưởng của khẩu trang đến số lượng ca nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng khuyên chúng ta vẫn nên sử dụng khẩu trang để đảm bảo an toàn – dù chưa có đủ các bằng chứng. Cuối cùng, vũ khí mạnh nhất mà chúng ta có là các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay thường xuyên và giãn cách xã hội.
Khả năng miễn dịch
Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào “kháng thể trung hòa” được tạo ra bởi tế bào B. Tế bào miễn dịch này sẽ liên kết trực tiếp với protein của virus để ngăn chặn sự nhiễm trùng.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ kháng thể trung hòa tuy lúc đầu cao, nhưng sau vài tuần thì bắt đầu suy yếu. Theo một nghiên cứu (chưa được kiểm định) từ Trung Quốc, nồng độ kháng thể của một người giảm mạnh sau 2-3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh. Điều này đã tạo ra mối nghi ngờ rằng: liệu mọi người có thể có miễn dịch lâu dài để chống lại virus hay không? Và nếu nghiên cứu này là chính xác, thì liệu việc sản xuất và tiêm vaccine có thể cho miễn dịch trong bao lâu?
Nhiều nhà khoa học tin rằng kháng thể trung hòa là chìa khóa cho miễn dịch, một số khác lại cho rằng các tế bào miễn dịch khác gọi là tế bào T cũng có liên quan. Nó được tạo ra khi cơ thể gặp các kháng nguyên kích hoạt phản ứng miễn dịch. Chúng có thể được lập trình để chiến đấu với virus Vũ Hán hoặc một loại virus tương tự trong tương lai.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự hoạt động của các tế bào T khi đang chiến đấu với virus. Ngoài ra, những người chưa bao giờ nhiễm bệnh có thể chứa các tế bào T một khi họ đã tiếp xúc với các chủng tương tự của virus Vũ Hán.
Một nghiên cứu gần đây từ viện Karolinska ở Thụy Điển cũng chứng minh điều này. Theo đó, họ tìm thấy miễn dịch qua trung gian tế bào T ở người nhiễm virus Vũ Hán nhẹ hoặc không có triệu chứng – ngay cả khi không phát hiện ra kháng thể. Điều này cũng có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế sự tái nhiễm. Theo ước tính thì ⅓ số người mắc virus Vũ Hán không triệu chứng có thể có loại miễn dịch này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động của nó thế nào và kéo dài trong vòng bao lâu.
Nếu đây là sự thật thì quả là một tin tốt. Bởi vì khả năng miễn dịch của cộng đồng đối với virus Vũ Hán có lẽ đã cao hơn đáng kể so với các xét nghiệm kháng thể đã đề xuất. Một số lập luận ủng hộ quan điểm về miễn dịch cộng đồng có thể được tạo ra. Những người nhiễm bệnh đã trở nên miễn dịch với virus với tỷ lệ lây nhiễm thấp tới 20% chứ không phải 60-70% như nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, tuyên bố này vẫn còn gây tranh cãi.
Đáp ứng miễn dịch với virus Vũ Hán là rất phức tạp. Với một bức tranh toàn diện về dịch bệnh, mọi vấn đề đều có thể mở rộng ra ngoài phạm vi kháng thể. Các nghiên cứu lớn hơn trong thời gian dài hơn cần phải được thực hiện trên cả tế bào T và kháng thể để chúng ta có thể hiểu rõ hơn khả năng miễn dịch kéo dài như thế nào và các thành phần khác nhau của miễn dịch lên virus Vũ Hán có liên quan gì hay không?
Số lượng các ca bệnh
Báo cáo về số ca nhiễm virus Vũ Hán trên toàn thế giới cũng rất khác biệt. Có nơi chỉ báo cáo chưa đến 1% dân số nhiễm virus Vũ Hán, có nơi thì quá nửa dân số đã nhiễm bệnh. Một nghiên cứu mới đây đã ước tính các trường hợp có triệu chứng được báo cáo ở Hoa Kỳ là 35%. Con số này thậm chí còn thấp hơn ở một số quốc gia khác.
Khi nói đến ước tính tỷ lệ mắc hiện nay, các nhà khoa học chỉ sử dụng một trong hai cách tiếp cận chính: hoặc là kiểm tra cỡ mẫu quần thể để tìm kháng thể và trực tiếp báo cáo những con số đó, hoặc sử dụng mô hình toán học để dự đoán ảnh hưởng của virus đến quần thể. Cách tiếp cận khác nhau đưa ra những con số ước tính rất khác nhau.
Nghiên cứu do trường Đại học Toronto đứng đầu đã đánh giá dữ liệu xét nghiệm máu trên khắp thế giới và phát hiện ra tỷ lệ những người nhiễm virus Vũ Hán rất khác nhau ở các nước. Họ không biết tại sao lại có sự khác biệt này, có thể do tuổi tác, sức khỏe, hoặc mức độ lây lan của từng khu vực dân số hay có thể đến từ các chính sách kiểm soát sự lây lan của virus.
Nhưng cũng có thể sự khác biệt này đến từ các phương pháp luận khác nhau vì các thử nghiệm khác nhau lại có kết quả ước tính và độ nhạy khác nhau. Đối với xét nghiệm kháng thể, các nghiên cứu cho thấy chỉ có 14% dân số Vương Quốc Anh bị nhiễm virus Vũ Hán, Thụy Điển là 19% và Yemen là 3%.
Tuy nhiên, xét nghiệm này không bao gồm tế bào T. Nếu họ cung cấp một hướng dẫn đáng tin cậy về sự lây nhiễm, con số có thể cao hơn nhiều.
Manal Mohammed, là giảng viên về vi sinh Y học tại đại học Westminster ở Anh. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên The Conservation.