3 nguyên nhân gây ra tóc bạc và 3 cách đảo ngược tình trạng bạc tóc
Cuộc sống hiện đại, bận rộn và căng thẳng khiến chúng ta dễ bạc tóc. Một biện pháp khắc phục ngắn hạn cho tóc bạc là sử dụng thuốc nhuộm, nhưng với lượng hóa chất dung nạp có thể gây ra những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe. Có phương pháp nào tốt hơn để giúp tóc trở về màu ban đầu không? Shu Rong, một bác sĩ Trung y kỳ cựu đã chia sẻ ba mẹo đơn giản giúp phục hồi lại màu tóc ban đầu.
Trung y cho rằng tóc là hiện thân của vấn đề về huyết. Theo Trung y, huyết là chất lỏng nuôi dưỡng cơ thể. Khí cũng ảnh hưởng đến màu tóc. Khí – dòng năng lượng tuôn chảy trong người – được hình thành từ thức ăn và không khí chúng ta dung nạp. Khí và huyết trước tiên được cung cấp cho các cơ quan nội tạng và tóc là điểm đến cuối cùng của huyết. Bởi thế, nếu dòng tuần hoàn của khí và huyết không đủ thì tóc sẽ bị thưa, rụng và chuyển bạc.
Khí sắc và những mối lo âu cũng là tác nhân chính ảnh hưởng đến rụng tóc và bạc đầu. Các tài liệu cổ xưa cho rằng Ngũ Tử Tư (một chiến binh vĩ đại của Trung Hoa cổ đại) và Nữ hoàng Mary (của Pháp) đều có mái tóc bạc trắng chỉ sau một đêm. Vậy, điều gì đã xảy ra?
Khi suy nghĩ, não sẽ tiêu tốn một lượng lớn nguồn năng lượng. Theo Trung y, thận chủ xương sinh tủy, và tủy sinh ra não. Bởi vậy, não bộ cần nhiều thận khí để hỗ trợ hoạt động. Khi một lượng lớn thận khí được huy động để bù trừ cho nguồn năng lượng bị tiêu hao do suy nghĩ thì cơ thể sẽ bù trừ lượng melanin (hắc tố) bị mất bằng cách đào thải bớt tóc.
Khi nào tóc bạc xuất hiện?
“Tố vấn (Những câu hỏi về tự nhiên căn bản)”, – một phần của cuốn sách Trung y cổ điển có tên là “Hoàng đế nội kinh,” đã chỉ ra rằng bình thường thì phụ nữ bắt đầu thấy tóc bạc ở tuổi 42 và nam giới là ở tuổi 48. Tuy nhiên, nếu mọi người biết cách giữ gìn mái tóc hoặc dưỡng thận khí tốt thì sẽ ít có khả năng bị bạc tóc. Có ba lý do chính giải thích tại sao con người thời hiện đại dễ bị bạc tóc hơn:
1. Di truyền: Do thiếu hụt thận tinh bẩm sinh, hoặc thận khí bị tắc nghẽn không lên được đỉnh đầu.
2. Thói quen hàng ngày không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và cay, thức khuya, quan hệ tình dục quá độ và các thói quen khác gây mệt mỏi kéo dài, lo âu và trầm cảm.
3. Các bệnh lý: Đặc biệt là các bệnh về thận, gan và lá lách.
Vị trí của tóc bạc phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng
Vị trí mọc tóc bạc có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng và tình trạng sức khỏe chung của toàn cơ thể. Do đó, Bác sĩ Shu Rong tin rằng nếu sức khỏe của cơ thể được tối ưu hóa, thì màu tóc có thể quay về màu ban đầu hoặc ít nhất là quá trình lão hóa tóc sẽ được chậm lại,
1. Tóc bạc vùng trán: Phản ánh có hiện tượng rối loạn ở dạ dày và lá lách – suy nghĩ quá nhiều, tiêu chảy và táo bón, hoặc thiếu khả năng tập trung vào việc ăn uống.
2. Tóc bạc hai bên thái dương: biểu hiện của việc gan hỏa vượng và túi mật hoạt động quá mức – Túi mật được xem là phải chịu trách nhiệm cho việc ra quyết định. Những người buộc phải suy nghĩ nhiều và đưa ra những lựa chọn phức tạp dễ bị bạc tóc ở hai bên thái dương.
3. Tóc bạc ở vùng gáy: Biểu hiện của bàng quang và thận khí kém. Bác sĩ Shu Rong tin rằng tóc bạc ở phần gáy thường cho thấy sự hiện diện của bệnh mãn tính và nên được lưu tâm.
Ba mẹo đơn giản giúp tóc trở về màu ban đầu.
Một số thực phẩm có thể hồi phục lại màu tóc xưa. Bác sĩ Shu Rong khuyến khích ăn những món sau:
1. Hạt mè đen: Dược Vương Tôn Tư Mạc (thời Tùy Đường vào khoảng năm 652) viết nên “Thiên kim yếu phương,” đã khuyên nên chọn hạt mè đen chất lượng cao và sơ chế bằng cách rửa sạch bằng nước chín lần, hấp, phơi khô dưới ánh mặt trời, thêm mật ong đun sôi hoặc cao táo tàu rồi bào thành viên 10g (0.4 ounces). Mỗi ngày uống hai viên có thể khiến tóc trở lại màu ban đầu sau 2 năm.
2. Gừng tươi: Thúc đẩy tuần hoàn máu, tán ứ, tán nội khí, cải thiện tuần hoàn huyết cục bộ, thúc đẩy mọc tóc trên đầu. Áp dụng tại những vị trí tóc bạc hoặc đang bạc dần, mỗi tuần một lần, nhưng nên cẩn thận, không nên sử dụng quá nhiều hoặc bôi quá rộng.
3. Chải tóc: Chải đầu hoặc chải tóc có thể thúc đẩy lưu thông huyết khu trú và cũng có công dụng phục hồi cho tóc bạc. Văn học Trung Quốc cổ đại (năm 610 sau Công nguyên) “Đại cương luận về nguyên nhân của triệu chứng của tất cả các bệnh” đã nói: “Nếu bạn chải tóc một nghìn lần, tóc của bạn sẽ không bạc.” Bác sĩ Shu Rong khuyên rằng lược nên được làm bằng các chất liệu liệu như sừng, gỗ đàn hương, gỗ và ngọc bích.
Về việc giữ gìn mái tóc, Bác sĩ Shu Rong cũng chia sẻ một số lời khuyên như: