Thí sinh đạt giải vàng Carol Huang: Biểu diễn nghệ thuật với một sứ mệnh
Cô Carol Huang đã đạt giải vàng ở hạng mục nữ thanh niên trong Cuộc thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc Tế NTD lần thứ 10.
Cô Carol Huang từng hai lần đạt giải Vàng hạng mục nữ thiếu niên trong Cuộc Thi Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển Quốc Tế NTD, và tiếp tục đạt được giải vàng khi tham gia hạng mục nữ thanh niên lần đầu tiên vào năm 2023.
“Tôi không nghĩ về các thứ hạng,” cô nói, “đó là một cơ điểm sai lầm”.
Cô Huang là một nghệ sỹ thành đạt, một nghệ sỹ múa chính tại đoàn Nghệ Thuật Biểu Diễn Shen Yun, công ty vũ đạo Trung Hoa cổ điển hàng đầu thế giới. Lý do cô tham gia cuộc thi của NTD cũng giống như nhiều vũ công có mặt tại đó: để hoàn thiện bản thân và có hiểu biết sâu sắc hơn về vũ đạo.
Lần này cô biểu diễn vở “Đức tin”, một vở vũ kịch kể về một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện chiểu theo ba nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Môn tu luyện này được phổ truyền ra công chúng vào những năm 1990, và trong thập kỷ đó đã được hồng truyền rộng rãi thông qua khẩu truyền. Đến năm 1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch đàn áp nhằm “xóa sổ” môn tu luyện này bằng toàn bộ lực lượng của bộ máy nhà nước, thì ước tính có khoảng 70 đến 100 triệu người đang tập luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Hầu hết các học viên sẽ không từ bỏ đức tin của mình. Thay vì bị đe dọa bởi những lời vu khống và đàn áp bạo lực, sự nỗ lực của những thường dân và những câu chuyện về lòng dũng cảm đã xuất hiện ở những nơi mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp nói rõ sự thật cho người dân Trung Quốc về những gì họ tin.
“Tôi không xây dựng nhân vật của mình dựa vào bất kỳ một người cụ thể nào,” cô Huang cho hay. “Điều tôi muốn khắc họa là bất kỳ học viên Pháp Luân Đại Pháp nào đang sống dưới áp lực của cuộc bức hại của ĐCSTQ. Khi họ ra ngoài nói rõ sự thật cho người khác, họ chắc hẳn đều cảm thấy sợ.”
“Tôi muốn thể hiện cách họ vượt qua nỗi sợ và can đảm bước tới nói với người dân thế giới sự thật về Pháp Luân Công, cách họ vượt qua nỗi sợ và các mối lo lắng của chính mình để làm điều đó”, cô nói.
“Đây là một tác phẩm rất có ý nghĩa vì thông qua cuộc thi này, có thể nói cho nhiều người biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp”. Cô Huang, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, cho hay.
Ngôn ngữ cơ thể
Một trong những điều mà ban giám khảo xem xét là cách thí sinh vận dụng các kỹ thuật “thân đới thủ” (thân dẫn theo tay) và “khố đới thối” (háng dẫn theo chân), một phương pháp chuyển động đã được các nghệ sỹ múa Shen Yun đi tiên phong dưới sự chỉ dẫn của Giám đốc Nghệ thuật D.F.
Một kết quả của việc sử dụng phương pháp này là khiến các chuyển động trở nên dài hơn, rộng hơn và các biểu cảm được khuếch đại hơn.
“Nếu bạn muốn khắc họa một nhân vật, thì bạn cần dùng cảm xúc của họ để thể hiện nhân vật đó. Và sau đó nếu bạn dùng cơ thể của mình để thể hiện những cảm xúc mà bạn muốn truyền tải, thì các cảm xúc đó sẽ được lột tả rất rõ ràng,” cô nói.
“Giống như trong tác phẩm của tôi; khi mọi người sợ hãi, họ co rúm lại trong nỗi sợ,” cô Huang kể trong khi thể hiện tư thế của mình trong vở vũ kịch đó. “Cơ thể bạn khom vào và co rúm lại như thế này.”
“Nhưng khi bạn đứng về phía đức tin và chính nghĩa, thì tư thế và ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ rộng mở và tươi sáng,” cô miêu tả và cho thấy sự khác biệt to lớn được truyền tải chỉ qua sự thay đổi tư thế đơn giản này. “Cơ thể của bạn có thể giúp bạn thể hiện điều này rất rõ ràng.”
“Tâm trí, ý định của bạn phải luôn hợp nhất với cơ thể. Vũ đạo không chỉ là cử động tay và chân”, cô nói. “Cơ thể bạn là toàn bộ trung tâm của con người bạn. Nếu bạn dùng cơ thể của mình để thể hiện điều gì đó, thì bạn sẽ thể hiện điều đó rõ ràng hơn nhiều”.
Shen Yun đã đang vận dụng phương pháp này được nhiều năm và điều đó đã đặt ra một tiêu chuẩn mới cho vũ đạo Trung Hoa cổ điển trên phạm vi quốc tế.
“Không phải là nếu bạn nhiều tuổi hơn hoặc có nhiều kinh nghiệm hơn thì bạn có thể áp dụng phương pháp này tốt hơn; rất nhiều thí sinh hạng mục thanh thiếu niên đã thể hiện phương pháp này rất tốt. Điều quan trọng vẫn là ở vấn đề nỗ lực, liệu bạn có đặt tâm vào đó hay không”, cô Huang cho hay.
“Nhìn chung có thể thấy năm nay kỹ năng và tính nghệ thuật của mọi người đều rất cao, các thí sinh đều tiến bộ về mọi mặt. Tôi nghĩ điều này sẽ chỉ có tốt hơn qua từng năm từ giờ trở đi,” cô nói về cuộc thi. “Tôi nghĩ thực sự những người lọt vào vòng sơ khảo đều đã có kỹ năng đáng kinh ngạc, mọi người ở đây đều thật tuyệt vời.”
Một nghệ thuật cao hơn
Vũ đạo có thể là một hành trình gian nan, cô Huang chia sẻ, nhưng bài học cô rút ra là cần phải giữ một tâm thái tích cực.
“Trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống”, cô nói, “khi bạn khắc phục được những vấn đề của mình là bạn đã tiến bộ – cả về mặt đạo đức lẫn thể chất”.
Đó là những gì cô nỗ lực làm với bản thân với tư cách là một nghệ sỹ, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tuân theo các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn.
“Tôi nghĩ nghệ thuật chân chính có thể khơi dậy sự tử tế trong trái tim mọi người,” Cô Huang nói. “Nghệ thuật không chỉ để giải trí và mang tính tiêu khiển suốt cả buổi biểu diễn. Nó có thể mang lại cho ai đó ấn tượng lâu dài và ảnh hưởng tích cực.”
Khi được trải nghiệm văn hóa truyền thống, họ có cơ hội nhìn nhận một cách tích cực về văn hóa nhân loại. “Rồi họ sẽ nghĩ về điều đó,” cô nói thêm. “Một văn hóa chân chính là loại văn hóa gì?”
Thanh Hư biên dịch