THE HILL: ‘Lý do thực sự khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc sợ Shen Yun’
Mặc dù triển hiện sự huy hoàng của văn hóa Trung Hoa, gần đây Shen Yun đã thu hút một số tranh cãi trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Dù chương trình biểu diễn vũ đạo này đã đang nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ những khán phòng đầy ắp khán giả cũng như những cảm nhận đầy xúc động khẳng định “sức mạnh truyền cảm hứng” của Shen Yun, nhưng một số tiếng nói chỉ trích vẫn luôn săm soi thông điệp tôn giáo-chính trị trong một số tiết mục múa trong chương trình này.
Những ngôn luận như vậy thường bắt nguồn từ việc nhà nước Trung Quốc kịch liệt tố cáo và phỉ báng chương trình này. Trung Quốc đã và đang sử dụng ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao để gây áp lực lên các nhà hát và giới chức trách trên khắp thế giới để can nhiễu các buổi biểu diễn của Shen Yun. Vào năm 2016, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Nam Hàn đã đe dọa trừng phạt tài chính đối với một nhà hát ở Seoul và đã buộc họ phải hủy một biểu diễn chỉ vài ngày trước lịch diễn.
Vậy tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc {ĐCSTQ} lại ra sức phá hoại một chương trình biểu diễn quảng bá văn hóa Trung Quốc như vậy? Một số người cho rằng phản ứng hung hăng của chế độ này là do Shen Yun miêu tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc thông qua hai trong số 20 tiết mục của chương trình. Nhưng thực ra có một lý do tế nhị và sâu kín hơn đằng sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ này ở ngoại quốc nhằm ngăn chặn chương trình biểu diễn của Shen Yun.
Pháp Luân Công, bắt nguồn từ truyền thống Phật gia và Đạo gia, đã trở nên phổ biến khắp Trung Quốc Đại Lục vào những năm 1990. Môn tu luyện này sau đó đã bị cấm vào năm 1999 và kể từ đó đã đang bị đàn áp một cách tàn bạo. ĐCSTQ đã tuyên bố môn tu luyện này là “tà giáo” nhằm biện minh cho các hành động khủng khiếp như bỏ tù hàng loạt, tra tấn và cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Trong số các học viên Pháp Luân Công di tản vì sự an toàn của họ, có một nhóm các nghệ sỹ múa và nhạc công chuyên nghiệp ở khu vực ngoại ô New York đã thành lập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun để tự do tôn vinh tín ngưỡng của họ và các di sản Trung Hoa.
Cách diễn giải của họ về văn hóa truyền thống Trung Hoa khác hẳn với phiên bản được ĐCSTQ chính thức phê chuẩn. Thông qua các vở vũ kịch được lấy cảm hứng từ lịch sử và văn học Trung Hoa, Shen Yun khẳng định một “truyền thống Trung Hoa chân chính” do tư tưởng Nho Thích Đạo định hình nên – những tư tưởng đã phát triển qua hàng thiên niên kỷ, để rồi bị thóa mạ và đàn áp từ sau khi ĐCSTQ giành chính quyền vào năm 1949 và gần như bị xóa sổ trong Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.
Trong bối cảnh lịch sử này, cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra của ĐCSTQ có thể được coi là một phần của chiến dịch lớn hơn chống phá các đức tin tôn giáo và các giá trị văn hóa truyền thống. Trên thực tế, nỗ lực quá phận của chế độ này nhằm kiểm duyệt chương trình biểu diễn của Shen Yun đã chứng tỏ sự bất an sâu thẳm về tuyên bố của chế độ này rằng mình chính là hiện thân của nền văn minh Trung Hoa.
Shen Yun đại diện cho truyền thống Trung Hoa, ít nhất là từ quan điểm lý luận nghệ thuật, là tuyên bố chính xác. Việc đào tạo các nghệ sỹ biểu diễn chuyên về Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển, một loại hình nghệ thuật tuy chỉ được thể chế hóa vào những năm 1950, nhưng đã kế thừa tất cả các thế chân, thân pháp và các kỹ thuật nhào lộn từ các truyền thống bản địa như kinh kịch và võ thuật.
Quan trọng hơn đó là, Vũ đạo Trung Hoa Cổ điển hội tụ một bộ những thuyết nghệ thuật truyền thống vốn dựa trên tư tưởng của Đạo gia về siêu hình học và vũ trụ học, là quy luật về dòng chảy liên tục của tinh thần vượt ra ngoài hình thái vận chuyển của vật chất. Những thuyết như vậy dần dần mất đi tinh hoa trong thế kỷ 20, đặc biệt là sau khi ĐCSTQ thay thế một cách có hệ thống các trường phái tư tưởng truyền thống bằng chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật Marxist. Những hệ tư tưởng chủ nghĩa này đã hoàn toàn biến các giá trị nghệ thuật thành những lời hoa mỹ sáo rỗng, và tồi tệ nhất là những gì mà cộng sản lên án là “xiềng xích mê tín của quá khứ phong kiến”.
Các nghệ sỹ Shen Yun đã vượt qua sự can thiệp của ĐCSTQ và thực sự tiếp thụ những nền tảng trí tuệ và vũ trụ học của Trung Quốc để liễu giải về vũ đạo. Những lời giáo huấn của Pháp Luân Công mà những người sáng tạo ra chương trình này luôn tuân theo, có giảng về sự hợp nhất quan trọng giữa vật chất và tinh thần mà con người cần nỗ lực đạt được. Do đó đối với các nghệ sỹ múa, điều quan trọng là cần đề cao tâm tính đạo đức của mình đồng thời cải thiện các kỹ năng thể chất, để tư tưởng đạo đức có thể lan tỏa từ tâm đến thân khi biểu diễn những câu chuyện về dũng khí, về sự thiện lương và đức hy sinh.
Cách diễn dịch đầy sự tín Thần này về văn hóa Trung Hoa đã có một tác động lôi cuốn trên toàn cầu. Khán giả Tây phương cho biết tâm hồn họ thăng hoa sau buổi biểu diễn. Khán giả Trung Quốc cũng vô cùng xúc động trước một “truyền thống chân chính” vắng bóng ở Trung Quốc thời hậu Mao.
Tầm nhìn đầy cảm hứng này về Trung Quốc một thời và Trung Quốc vị lai khi không có ĐCSTQ hẳn đã khiến nhà nước độc tài đó vô cùng bất an. Vì một khi các khái niệm gắn kết một cách giả tạo giữa “Trung Quốc” và Đảng bị tách rời, thì tuyên bố khẳng định của chế độ này là người bảo vệ và phát ngôn hợp pháp duy nhất của nền văn minh và văn hóa Trung Hoa sẽ bị suy yếu.
Trong những năm gần đây, những lời lẽ lên án Shen Yun của ĐCSTQ đã gián tiếp dẫn đến những chỉ trích của phương Tây, trong đó miêu tả nỗ lực của đoàn nghệ thuật Shen Yun nhằm hồi sinh nền văn hóa tín Thần trước sự đàn áp độc tài là một hoạt động tuyên truyền chính trị và tôn giáo ngấm ngầm.
Nghệ thuật, từ hình ảnh về sự trừng phạt vĩnh viễn trong bức bích họa Sự Phán Xét Cuối Cùng {Last Judgment} của Michelangelo cho đến cuộc trốn chạy đầy hiểm nguy của gia đình Von Trapp khỏi sự đàn áp của Đức Quốc Xã trong phim Giai Điệu Hạnh Phúc {The Sound of Music}, chưa bao giờ tồn tại tách rời xã hội, nhưng nghệ thuật cũng luôn vĩ đại hơn chính trị đương thời. Coi chính trị và tôn giáo là mục đích duy nhất của nghệ thuật Shen Yun, thay vì nhìn nhận vấn đề trên toàn cảnh, chính là phủ nhận những trải nghiệm quan trọng của nhân loại về hy vọng và sự tử tế mà rất nhiều khán giả của Shen Yun đã mang theo khi ra về, bất kể họ thuộc xu hướng chính trị và tôn giáo nào.
Yuefeng Wu là sinh viên theo học tiến sỹ ngành lịch sử nghệ thuật tại Đại học Johns Hopkins.
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Hoan nghênh quý vị tìm hiểu thêm tại:
Ganjing World: https://www.ganjingworld.com/zh-TW/channel/uKDuVZFTkSNei
IG: https://www.instagram.com/shenyunworks/
Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin
Twitter: https://twitter.com/sycreations_ch
Thanh Hư biên dịch