ĐỒ HỌA THÔNG TIN: Giải thích về những vụ kiện tụng mà ông Trump phải đối mặt

Cựu Tổng thống Donald Trump đang bị các vụ kiện tụng bao vây

đồng thời dẫn đầu nhóm ứng cử viên cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng Hòa, và với cuộc bầu cử năm 2024 chưa đầy 11 tháng nữa. Ngoài 4 bản cáo trạng hình sự, cựu tổng thống còn đang phải chiến đấu với ít nhất 11 vụ kiện liên quan, hầu hết đều xuất phát từ nỗ lực thách thức kết quả cuộc bầu cử năm 2020 của ông.

Cựu Tổng thống (TT) Trump phải đối mặt với 4 cáo buộc: cản trở chính phủ, âm mưu cản trở chính phủ, âm mưu lừa gạt chính phủ, và âm mưu vi phạm quyền bầu cử của người Mỹ.

Cựu TT Trump đã hết sức nỗ lực để thách thức kết quả cuộc bầu cử năm 2020. Ông khẳng định rằng ông đã bị đánh cắp chiến thắng thông qua gian lận và các hành vi bất hợp pháp khác.

Ông và các luật sư của mình đã theo đuổi một số chiến lược thách thức cuộc bầu cử, bao gồm khởi kiện, cố gắng thuyết phục các quan chức tiểu bang và liên bang tiến hành điều tra, sắp xếp các đại cử tri thay thế ở một số tiểu bang, tập hợp những người ủng hộ, và đề nghị phó tổng thống sử dụng quyền lực để từ chối phiếu đại cử tri từ những tiểu bang nơi gian lận được cho là đã làm sai lệch kết quả. Không mục tiêu nào trong số này thành công trong việc lật ngược cuộc bầu cử.

Các công tố viên trong vụ án này tuyên bố rằng cựu tổng thống cũng phải chịu trách nhiệm về một cuộc bạo loạn xảy ra trong cuộc biểu tình “Ngừng Đánh cắp Cuộc bầu cử” (Stop the Steal) ngày 06/01/2021 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ khiến việc kiểm đếm phiếu đại cử tri của Quốc hội bị gián đoạn trong vài giờ. Họ lập luận rằng cựu TT Trump đã khuyến khích bạo loạn bằng cách kêu gọi biểu tình và sau đó nói với đám đông dày đặc đang tụ tập để nghe bài diễn văn của ông: “Chúng ta chiến đấu. Chúng ta chiến đấu hết mình. Và nếu quý vị không chiến đấu hết mình thì quý vị sẽ không còn một đất nước nữa.”

Các luật sư của cựu TT Trump lập luận rằng ông dùng từ “chiến đấu” theo nghĩa là một cuộc tranh đấu chính trị. Những lời lẽ được cho là đáng buộc tội này xuất hiện ở cuối bài diễn văn kéo dài một giờ của ông, trong khi một nhóm nhỏ hơn đã khởi đầu cuộc bạo động khoảng 15 phút trước khi bài diễn văn này kết thúc.

 

Trước đó trong bài diễn văn, tổng thống cũng kêu gọi những người ủng hộ ông trong đám đông hãy đến Tòa nhà Quốc hội và lên tiếng “một cách ôn hòa và yêu nước.”

 

Các luật sư của cựu TT Trump đã cố gắng bác bỏ các cáo buộc, cho đến nay vẫn không thành công, vì xâm phạm

quyền tự do ngôn luận của ông theo Hiến Pháp và các quyền tố tụng hợp pháp, vi phạm đặc quyền của tổng thống, cũng như truy tố ác ý và suy diễn luật một cách không đúng đắn.

Một số chuyên gia pháp lý nói với The Epoch Times rằng cơ hội tốt nhất để cựu TT Trump khiến những cáo buộc này bị bác bỏ là tại Tối cao Pháp viện. Tại Tòa phúc thẩm Hoa Thịnh Đốn, điều lạc quan nhất là có thể xảy ra những tình huống khác nhau, trong khi tại Tòa án Địa hạt Hoa Thịnh Đốn, cơ hội dành cho ông rất mong manh.

Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Tanya Chutkan, người giám sát vụ án, trước đó đã đưa ra những tuyên bố gợi ý rằng bà tin rằng cựu TT Trump lẽ ra phải ngồi tù vì thách thức bầu cử năm 2020 và rằng cuộc bạo loạn ngày 06/01 là một “cuộc nổi dậy.” Bà đã ban hành một lệnh bịt miệng có phạm vi rộng để cấm cựu TT Trump thảo luận về vụ án này trước công chúng.

Tòa phúc thẩm đã bác bỏ lệnh của Thẩm phán Chutkan, nói rằng lệnh đó vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ Nhất của bị cáo. Mặc dù cựu TT Trump không kháng cáo lệnh này lên Tối cao Pháp viện, nhưng ông đã kháng cáo việc Thẩm phán Chutkan từ chối đề nghị bác bỏ vụ kiện dựa trên quyền miễn trừ của tổng thống. Bên công tố đã yêu cầu giải quyết nhanh đơn kháng cáo nhưng cựu TT Trump đã phản đối yêu cầu đó. Các đề nghị bác bỏ khác, vốn đã bị Thẩm phán Chutkan từ chối hoặc vẫn có thể bị bà bác bỏ, không được kháng cáo ngay lập tức mà sẽ phải đợi cho đến khi vụ án kết thúc tại tòa địa hạt.

Hôm 11/12, bên công tố đã yêu cầu Tối cao Pháp viện ra phán quyết về vấn đề quyền miễn trừ của tổng thống, một hành động có thể đẩy nhanh vụ án. Hôm 12/12, Thẩm phán Chutkan đã chấp nhận yêu cầu của cựu TT Trump là tạm dừng vụ án trong khi chờ kháng cáo về vấn đề quyền miễn trừ.

Cựu TT Trump bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Gián điệp vì đã sở hữu trái phép thông tin quốc phòng, cũng như âm mưu cản trở tiến trình tư pháp và đưa ra những tuyên bố sai sự thật.

Khi cựu TT Trump sắp mãn nhiệm, nhân viên của ông đã đóng gói đồ đạc của ông tại Tòa Bạch Ốc và chuyển chúng đến nơi ở của ông tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida. Một số thùng chứa tài liệu, ảnh, mẫu báo, và các tài liệu khác.

Theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống năm 1978, các cựu tổng thống chỉ được phép giữ lại các vật dụng cá nhân trong thời gian đương chức, chứ không được phép giữ bản gốc của các tài liệu chính thức, vốn phải được chuyển giao cho Cơ quan Quản lý Hồ sơ và Lưu trữ Quốc gia (NARA).

Cơ quan này đã yêu cầu cựu TT Trump chuyển giao tất cả các tài liệu chính thức mà ông sở hữu. Khi ông chuyển giao 15 thùng hồi tháng 01/2022, NARA tìm thấy các tài liệu được đánh dấu “mật” trong đó và chuyển vấn đề này qua Bộ Tư pháp (DOJ) để điều tra.

Tuy nhiên, Đạo luật Hồ sơ Tổng thống không đưa ra bất kỳ quy định thực thi nào, và hiếm khi có ai cố gắng thực thi đạo luật này. Một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết hồi năm 2012 rằng nếu tổng thống quyết định rằng món đồ nào đó là “của cá nhân” thì không có cách nào buộc ông ấy phải chuyển giao món đồ đó.

Vào ngày 11/05/2022, DOJ nhận được một trát lệnh buộc cựu TT Trump phải chuyển giao tất cả tài liệu có dấu mật có ở Mar-a-Lago, kể cả các hồ sơ [trên thiết bị] điện tử.

Một số luật sư bào chữa và cựu công tố viên lập luận rằng lẽ ra cựu TT Trump nên phản đối rằng trát lệnh này có phạm vi quá rộng. Trát lệnh không nêu rõ liệu nội dung chỉ bao gồm bản gốc hay bản sao và liệu nội dung có bao gồm các tài liệu được giải mật một cách rõ ràng hay không. Có hàng triệu tài liệu được giải mật trên mạng vẫn còn dấu hiệu mật rõ ràng.

Có vẻ như cựu TT Trump đã không lục tìm tất cả các vật dụng của mình để có được bất kỳ tài liệu nào như vậy mà chỉ nhờ một trong các luật sư của ông lục tìm một số thùng được mang về từ Tòa Bạch Ốc. 

Bên công tố cáo buộc cựu TT Trump đã chỉ thị cho ông Nauta chuyển những thùng đó ra khỏi phòng chứa đồ ở Mar-a-Lago để luật sư không thể xem xét.

Hồi tháng Bảy, các công tố viên đã bổ sung thêm cáo buộc rằng cựu TT Trump được cho là đã yêu cầu ông De Oliveira xóa đoạn phim trong camera an ninh sau khi DOJ ban trát đòi một số đoạn phim hồi tháng 06/2022. Họ cho rằng đoạn phim đó cho thấy ông Nauta đang di chuyển các thùng ra vào khỏi nhà kho. Bản cáo trạng bổ sung này không đề cập đến bằng chứng trực tiếp cho thấy cựu TT Trump đã đưa ra yêu cầu mà chỉ trích dẫn tuyên bố của ông De Oliviera rằng ông Trump đã làm vậy. Cựu TT Trump đã tuyên bố rằng ông không hề đưa ra một yêu cầu nào như thế.

Khung bên trái (Từ trái sang phải) ông Rudy Giuliani, ông John Eastman, ông Mark Meadows, ông Kenneth Chesebro, ông Jeffrey Clark, bà Jenna Ellis

Cựu TT Trump bị cáo buộc âm mưu tham gia vào hoạt động lừa đảo tập thể, bao gồm gạ gẫm các quan chức vi phạm lời tuyên thệ nhậm chức, đưa ra những tuyên bố sai sự thật với các nhân viên công quyền, và âm mưu mạo danh một quan chức công quyền, để giả mạo, để đưa ra những tuyên bố sai sự thật, và để nộp tài liệu giả mạo. 

Sau cuộc bầu cử năm 2020, cựu TT Trump và những người đại diện của ông cáo buộc rằng nhiều hành vi bất hợp pháp khác nhau đã làm sai các kết quả [bầu cử] ở Georgia. Họ cố gắng thuyết phục các quan chức tiểu bang và các nhà lập pháp điều tra các cáo buộc và bác bỏ các xác nhận cho cuộc bầu cử. Họ sắp xếp các đại cử tri Đảng Cộng Hòa thay thế, những người mà phiếu của họ có thể được Quốc hội kiểm đếm trong trường hợp việc thách thức cuộc bầu cử thành công. Bên công tố cáo buộc tất cả những nỗ lực này nằm trong một âm mưu tội phạm to lớn.

 

Trong một phương diện khác của vụ án, một số người ủng hộ ông Trump — vốn đã sắp xếp một cuộc nghiên cứu điều tra đối với máy móc và thiết bị bầu cử ở quận Coffee, Georgia — hiện phải đối mặt với cáo buộc gian lận bầu cử và một số hành vi vi phạm về máy điện toán vì được cho là không có quyền sao chép dữ liệu từ thiết bị.

 

Bốn trong số 19 bị cáo đã nhận tội: ông Hall, bà Powell, ông Chesebro, và bà Ellis.

 

Các luật sư của cựu TT Trump và một số đồng bị cáo khác đã chỉ ra rằng một số cáo buộc được đưa ra nên bị bác bỏ bởi vì bản cáo trang này “có thiếu sót.” Họ cũng đã yêu cầu bác bỏ bản cáo trạng vì vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ Nhất của những bị cáo này. Thẩm phán McAfee của Tòa Thượng thẩm Quận Fulton đã gia hạn cho các công tố viên thời hạn đến ngày 02/01/2024 để trả lời các lập luận này.

 

Các đồng bị cáo, ông Meadows, ông Clark, bà Latham, ông Shafer, và ông Still đang cố gắng đưa vụ án ra một tòa án liên bang. Yêu cầu của họ đã bị từ chối và họ đã kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Khu vực 11. Tòa án này đã nghe các tranh luận bằng miệng đối với kháng cáo của ông Meadows hôm 15/12. Những người khác sẽ nộp bản tóm tắt đơn kháng cáo của họ vào ngày 19/12.

Cựu Tổng thống Trump bị buộc tội với 34 cáo buộc làm giả hồ sơ kinh doanh. Ông Bragg phân loại các tội danh bị cáo buộc là trọng tội vì những cáo buộc này được cho là đã được thực hiện để nỗ lực vi phạm một tội khác. Trong bản cáo trạng, ông Bragg không nêu rõ tội khác là tội nào, sau đó nói rằng luật tiểu bang không yêu cầu ông phải làm vậy.

Trước cuộc bầu cử năm 2016, ông Michael Cohen — khi đó là một luật sư của ứng cử viên tổng thống Trump — đã tìm gặp diễn viên phim người lớn Stephanie Clifford kèm theo lời đề nghị sẽ trả một khoản tiền nếu bà giữ kín câu chuyện mà bà đã tìm cách bán cho một tạp chí khổ nhỏ nhiều năm trước khi cáo buộc rằng bà đã có một cuộc tình ngắn ngủi với ông Trump hồi năm 2006. The Daily Mail đưa tin rằng bà Clifford đã chấp nhận số tiền đề nghị là 130,000 USD sau khi không bán câu chuyện này cho các hãng truyền thông với số tiền lớn hơn.

Trump Organization sau đó đã hoàn trả khoản tiền này cho ông Cohen.

Ông Bragg cáo buộc rằng việc ghi các khoản hoàn trả cho ông Cohen là chi phí pháp lý trong sổ sách công ty là làm sai lệch hồ sơ kinh doanh.

Các luật sư của cựu TT Trump đang cố gắng khiến vụ án này bị bác bỏ hoặc được  chuyển lên một tòa án liên bang.

Cựu TT Trump bị cáo buộc âm mưu tham gia vào hoạt động lừa đảo tập thể, bao gồm gạ gẫm các quan chức vi phạm lời tuyên thệ nhậm chức, đưa ra những tuyên bố sai sự thật với các nhân viên công quyền, và âm mưu mạo danh một quan chức công quyền, để giả mạo, để đưa ra những tuyên bố sai sự thật, và để nộp tài liệu giả mạo. 

Sau cuộc bầu cử năm 2020, cựu TT Trump và những người đại diện của ông cáo buộc rằng nhiều hành vi bất hợp pháp khác nhau đã làm sai các kết quả [bầu cử] ở Georgia. Họ cố gắng thuyết phục các quan chức tiểu bang và các nhà lập pháp điều tra các cáo buộc và bác bỏ các xác nhận cho cuộc bầu cử. Họ sắp xếp các đại cử tri Đảng Cộng Hòa thay thế, những người mà phiếu của họ có thể được Quốc hội kiểm đếm trong trường hợp việc thách thức cuộc bầu cử thành công. Bên công tố cáo buộc tất cả những nỗ lực này nằm trong một âm mưu tội phạm to lớn.

Trong một phương diện khác của vụ án, một số người ủng hộ ông Trump — vốn đã sắp xếp một cuộc nghiên cứu điều tra đối với máy móc và thiết bị bầu cử ở quận Coffee, Georgia — hiện phải đối mặt với cáo buộc gian lận bầu cử và một số hành vi vi phạm về máy điện toán vì được cho là không có quyền sao chép dữ liệu từ thiết bị.

Bốn trong số 19 bị cáo đã nhận tội: ông Hall, bà Powell, ông Chesebro, và bà Ellis.

Các luật sư của cựu TT Trump và một số đồng bị cáo khác đã chỉ ra rằng một số cáo buộc được đưa ra nên bị bác bỏ bởi vì bản cáo trang này “có thiếu sót.” Họ cũng đã yêu cầu bác bỏ bản cáo trạng vì vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ Nhất của những bị cáo này. Thẩm phán McAfee của Tòa Thượng thẩm Quận Fulton đã gia hạn cho các công tố viên thời hạn đến ngày 02/01/2024 để trả lời các lập luận này.

Các đồng bị cáo, ông Meadows, ông Clark, bà Latham, ông Shafer, và ông Still đang cố gắng đưa vụ án ra một tòa án liên bang. Yêu cầu của họ đã bị từ chối và họ đã kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Khu vực 11. Tòa án này đã nghe các tranh luận bằng miệng đối với kháng cáo của ông Meadows hôm 15/12. Những người khác sẽ nộp bản tóm tắt đơn kháng cáo của họ vào ngày 19/12.

Cựu TT Trump bị cáo buộc gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho các nhân viên Cảnh sát Quốc hội và các nhà lập pháp bằng cách tập hợp những người ủng hộ ông đến biểu tình vào ngày 06/01/2021 và khiến họ nổi loạn.

Tất cả 14 nhân viên cảnh sát Quốc hội, 12 thành viên Quốc hội đương nhiệm hoặc mãn nhiệm, và bạn gái của một nhân viên Cảnh sát Quốc hội đã qua đời đã đệ 8 đơn kiện cựu TT Trump và nhiều bị cáo khác, trong đó có ông Giuliani, tổ chức Proud Boys, và tổ chức Oath Keepers.

Những luật sư của cựu TT Trump và của một số bị đơn khác đã tìm cách khiến những vụ kiện này bị bác bỏ vì [nguyên đơn] không đủ lý do khởi kiện, thiếu cơ sở pháp lý hoặc thẩm quyền xét xử, và vi phạm Tu chính án thứ Nhất.

Thẩm phán Mehta đã bác bỏ một số cáo buộc nhưng vẫn để vụ kiện được tiếp tục. Ông cũng bác bỏ mọi

cáo buộc đối với ông Straka, ông Stone, ông Giuliani, ông Brooks, và ông Trump Jr., phần lớn với lý do hành động của họ được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ.

Các luật sư cũng lập luận rằng vì nhiệm vụ chính thức của cựu TT Trump là bảo đảm rằng các cáo buộc gian lận bầu cử được điều tra và do đó ông được miễn trách nhiệm pháp lý cho hành động của mình.

Thẩm phán Mehta không đồng ý, quyết định rằng các hành động có liên quan của vị tổng thống thứ 45 “hoàn toàn liên quan đến nỗ lực của ông để tại vị thêm nhiệm kỳ thứ hai” và không nằm trong “phạm vi bên ngoài” những trách nhiệm chính thức của ông. Hôm 01/12, Tòa Phúc thẩm Khu vực Hoa Thịnh Đốn đã đứng về phía vị thẩm phán này, cho phép các vụ kiện được tiếp tục. Cựu TT Trump có thể sẽ kháng cáo về vấn đề quyền miễn trừ vụ kiện dân sự lên Tối cao Pháp viện.

Ảnh phía trên: (Từ trái qua phải) Dân biểu Eric Swalwell (Dân Chủ-California), Dân biểu Bennie Thompson (Dân Chủ-Mississippi), bà Karen Bass, Dân biểu Veronica Escobar (Dân Chủ-Texas)

Ảnh phía trên bên phải: (Từ trái qua phải) ông Donald Trump Jr., ông Rudy Giuliani, ông Brandon Straka, ông Mo Brooks, ông Roger Stone, tổ chức Proud Boys, ông Enrique Tarrio

Cựu TT Trump bị cáo buộc bôi nhọ bà E. Jean Carroll khi nói rằng bà đã bịa ra câu chuyện về việc ông tấn công tình dục bà.

Bà Carroll, một ký giả chuyên mục đưa ra lời khuyên cho nữ giới, khẳng định trong cuốn sách năm 2019 của bà rằng vào giữa những năm 1990 bà đã bị ông Donald Trump tấn công tình dục. 

Cựu TT Trump đã phủ nhận các cáo buộc, phủ nhận việc quen biết bà Carroll, và nói rằng bà đã bịa chuyện để bán sách.

Sau đó, tại New York, bà Carroll kiện ông vì tội phỉ báng. DOJ thời chính phủ cựu TT Trump đã ban hành một chứng nhận rằng việc đưa ra các bình luận về vấn đề này nằm trong “phạm vi chức vụ hoặc công việc của ông ấy” và đã chuyển vụ việc lên một tòa án liên bang. Theo Đạo luật Westfall, chính phủ có thể tự thay thế nhân viên của mình trong các vụ kiện dân sự xuất phát từ những hành động trong phạm vi nhiệm

vụ của họ. Năm 2021, chính phủ Tổng thống Biden đã rút lại chứng nhận đó và DOJ đã tự rút khỏi vụ kiện này.
Cựu TT Trump đã kiện bà Carroll, nói rằng bà đã phỉ báng ông bằng cách cáo buộc ông cưỡng gian ngay cả sau khi một bồi thẩm đoàn tòa án dân sự ra phán quyết rằng ông không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì về việc cưỡng gian bà.

Hôm 07/08, Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Lewis Kaplan đã bác bỏ khiếu nại phỉ báng của cựu TT Trump, nói rằng bồi thẩm đoàn đó đã xác định cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm về việc tấn công tình dục bà Carroll theo cách mà thông thường được coi là cưỡng gian, ngay cả khi sự việc đó không đáp ứng định nghĩa của pháp luật ở tiểu bang New York về cưỡng gian. Cựu TT Trump đã kháng cáo việc bác bỏ đơn khiếu nại.

Cựu TT Trump bị buộc tội tấn công tình dục bà Carroll.

Bà Carroll kiện cựu TT Trump vì hành động được cho là cưỡng gian bà trong một phòng thay đồ ở trung tâm thương mại Bergdorf Goodman ở Manhattan vào khoảng giữa mùa thu năm 1995 và mùa xuân năm 1996. Bà Carroll không thể nhớ chính xác vụ việc xảy ra khi nào, nhưng mô tả một cách chi tiết và giới thiệu những nhân chứng là hai người bạn của bà, những người này nói rằng họ nhớ lại rằng bà đã tâm sự với họ ngay sau vụ việc.

Năm 2022, bà Carroll đã đệ đơn kiện sau khi các nhà lập pháp New York thông qua một dự luật cho phép nạn nhân của một số vụ tấn công tình dục có một năm nộp đơn kiện dân sự những người bị cáo buộc phạm tội.

Hồi tháng Năm, một bồi thẩm đoàn kết luận cựu TT Trump lạm dụng tình dục bà Carroll nhưng không cưỡng gian bà. Bồi thẩm đoàn quyết định rằng bà được bồi thường thiệt hại 5 triệu USD, gồm có 3 triệu USD vì bị phỉ báng, tuyên bố cựu TT Trump đã phỉ báng bà bằng cách cáo buộc bà bịa ra câu chuyện để bán cuốn sách của mình.

Cựu TT Trump đã kháng cáo phán quyết này lên Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực 2.

Trước đó, Thẩm phán Kaplan đã từ chối yêu cầu mở một phiên tòa mới của cựu TT Trump và đã giảm số tiền bồi thường thiệt hại.

Ảnh minh họa do The Epoch Times thực hiện, tất cả hình ảnh của Getty Images, Shutterstock, The Epoch Times, Văn phòng Hành chính của các Tòa án Hoa Kỳ thông qua AP, Tòa Địa hạt Liên bang cho Địa hạt Nam Florida, Tòa Địa hạt Liên bang cho Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Văn phòng Dịch vụ Nhiếp ảnh Hạ viện Hoa Kỳ/Ban Sáng tạo Hạ viện, Anthony Crider/CC BY-SA 4.0, Văn phòng Hành chính của các Tòa án Liên bang, Tòa án Tối cao Quận New York, Tòa Địa hạt Liên bang cho Địa hạt Nam New York, Tòa Thượng thẩm Quận Fulton