Bản tin đặc biệt

ĐỒ HỌA THÔNG TIN: Các nhà khoa học khí hậu đã đánh mất uy tín

Khi các chuyên gia khí hậu cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra thì những dự báo sai lầm trong quá khứ đã gây hại đến thông điệp của họ.

Ảnh minh họa của The Epoch Times, Shutterstock

Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia khí hậu cảnh báo rằng nhân loại chỉ còn vài năm nữa để hành động trước khi thế giới có thể rơi vào một thảm họa môi trường không thể khắc phục được ở quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, hàng chục dự đoán mạnh mẽ trong quá khứ nhưng không thành hiện thực đã bóp nghẹt những lời kêu gọi của họ. 

Trong nhiều thập niên, các chuyên gia môi trường vẫn luôn dự đoán về sự diệt vong. Hầu hết, mặc dù không phải tất cả, các tiên lượng liên quan đến thảm họa khí hậu dường như sắp xảy ra nhưng sẽ biến mất khi thời hạn đến gần.

Khi ngày càng có nhiều những dự đoán bất thành, các chuyên gia khí hậu dường như thận trọng hơn trong việc đưa ra những dự đoán quá cụ thể. Những người ủng hộ biến đổi khí hậu hiện có chung sự đồng thuận là các hiện tượng thời tiết như hạn hán và bão sẽ trở nên phổ biến hoặc dữ dội hơn.

Báo cáo ngắn gọn được công bố gần đây từ Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cảnh báo rằng hành tinh sẽ ấm thêm khoảng 1.1°C đến 2.4°C vào năm 2100 trừ phi lượng phát thải carbon được cắt giảm mạnh mẽ và kịp thời. Điều đó sẽ dẫn đến thiệt hại do cháy rừng có nguy cơ “cao” hoặc “rất cao,” tan chảy lớp băng vĩnh cửu, mất đa dạng sinh học, khan hiếm nước ở vùng đất khô hạn, và chết cây trên đất liền cũng như mất san hô ở vùng nước ấm ở biển. Hầu hết các rủi ro nghiêm trọng này được khẳng định với độ tin cậy vừa phải hoặc thấp, có nghĩa là thiếu hoặc không xác định được bằng chứng cơ bản.

Báo cáo đầy đủ của IPCC vẫn chưa được công bố.

Inside Climate News đưa tin, một trong những chuyên gia khí hậu nổi tiếng nhất, ông Michael Mann, đã chỉ trích IPCC vì “quá dè dặt” trong việc dự đoán những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, “bao gồm sự sụp đổ của dải băng, nước biển dâng, và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.” 

Tuy nhiên, chính những loại dự đoán táo bạo này đã làm giảm uy tín của các chuyên gia trong quá khứ.

Nhà môi trường học Bjorn Lomborg đã thu thập một số dự đoán bất thành như vậy trong cuốn sách của mình, “False Alarm: How Climate Change Panic Costs Us Trillions, Hurts the Poor, and Fails to Fix the Planet” (Báo động Sai: Cơn hoảng loạn do Biến đổi Khí hậu khiến Chúng ta Tiêu tốn Hàng ngàn tỷ Dollar, Làm tổn thương Người nghèo và Không thể Bù đắp cho Hành tinh Như thế nào). Nhà địa chất kiêm kỹ sư điện Tony Heller, người thường xuyên chỉ trích những gì ông cho là gian lận trong nghiên cứu khí hậu được chấp nhận như hiện nay, đã biến việc chỉ trích này thành chủ đề định kỳ trên nhật ký web khoa học khí hậu của mình để cho thấy những dự đoán bất thành và đáng nghi ngờ.

Các ví dụ thì rất phong phú, và trải dài gần một thế kỷ.

Các sông băng đang sụp đổ!

“Tất cả các sông băng ở Đông Greenland đang tan chảy nhanh chóng,” Harrisburg [Pennsylvania] Sunday Courier đưa tin.

Giáo sư Hans Ahlmann, một nhà địa chất người Thụy Điển, cho biết trong một báo cáo gửi Hiệp hội Địa lý sau chuyến thám hiểm Bắc Cực của ông, như tờ báo nói trên trích dẫn: “Có thể không cường điệu khi nói rằng các sông băng — giống như những sông băng ở Na Uy — phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ thảm khốc.”

Theo một bài báo trên New York Time năm 1923, trên thực tế, băng ở Bắc Cực đã mỏng dần kể từ năm 1918.

“Mùa đông năm ngoái, các đại dương không bị đóng băng ngay cả ở bờ biển phía bắc Spitzbergen,” bài báo cho biết.

So sánh ra, vào mùa đông năm nay, nước biển đã đóng băng ở bờ biển Spitzbergen, mặc dù ở mức độ thấp.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tình trạng băng tan dường như vẫn chưa kết thúc.

59347505_1703434890690

Đại dương sẽ nhấn chìm chúng ta!

“Nguy cơ bề mặt đại dương dâng cao phi thường dẫn đến ngập lụt trên diện rộng, phát sinh từ một hiện tượng khí hậu Bắc Cực[,] đã được Tiến sĩ Hans Ahlmann thảo luận hôm qua. Ông là một nhà địa vật lý nổi tiếng người Thụy Điển tại Viện Địa vật lý Đại học California,” một bài báo trên The West Australian cho biết.

 

Ông Ahlmann nói: “Sự thay đổi ở Bắc Cực nghiêm trọng đến mức tôi hy vọng một cơ quan quốc tế có thể nhanh chóng được thành lập để nghiên cứu những điều kiện này trên phạm vi toàn cầu.”

Tàu thuyền sẽ đi qua Bắc Cực!

“Một số nhà khoa học ước tính rằng lớp băng ở vùng cực mỏng hơn 40% và có diện tích nhỏ hơn 12% so với nửa thế kỷ trước, và ngay cả trong đời con cháu chúng ta, Bắc Băng Dương có thể mở ra, cho phép tàu thuyền đi qua Bắc Cực,” The New York Times đưa tin, lưu ý rằng dải băng ở Bắc Cực dày khoảng 7 feet (2.13 met) vào thời điểm đó. Hiện tại, băng cũng dày khoảng 7 feet.

 

Đến những năm 1960, có vẻ như những lo lắng về tình trạng băng tan ở Bắc Cực không còn diễn ra ngay lập tức mà thay vào đó là những mối lo ngại khác về môi trường.

59347505_1703434948298

Nạn đói toàn cầu là không thể tránh khỏi!

The Salt Lake Tribune đưa tin: “Đã quá muộn để thế giới tránh khỏi một nạn đói kéo dài,” trích dẫn dự đoán của ông Paul Ehrlich về nạn đói vào năm 1975.

 

Theo bản tin, ông Ehrlich, một nhà sinh vật học của Đại học Stanford và là tác giả của cuốn “The Population Bomb” (Quả bom Dân số), đã đề nghị đưa thêm các chất khử trùng vào các loại thực phẩm chủ yếu và nước uống để cắt giảm dân số ngày càng tăng của Hoa Kỳ.

Một kỷ băng hà mới sắp đến với chúng ta!

“Khoa học gia dự đoán một kỷ băng hà mới vào thế kỷ 21,” The Boston Globe đưa tin, đồng thời cho biết chuyên gia về ô nhiễm James Lodge dự đoán rằng “ô nhiễm không khí có thể che khuất mặt trời và gây ra một kỷ băng hà mới vào một phần ba đầu thế kỷ mới.”

59347505_1703365314053 1

Hãy mong đợi khẩu phần nước và thực phẩm!

The Washington Post đưa tin, nhà khoa học khí quyển S.I. Rasool thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Đại học Columbia cho biết: “Thế giới có thể chỉ còn 50 hoặc 60 năm nữa là sẽ đến một kỷ băng hà mới đầy thảm khốc.”



Kỷ băng hà mới đầy thảm khốc đang đến!

The Washington Post đưa tin, nhà khoa học khí quyển S.I. Rasool thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Đại học Columbia cho biết: “Thế giới có thể chỉ còn 50 hoặc 60 năm nữa là sẽ đến một kỷ băng hà mới đầy thảm khốc.”

59347505_1703366747410

‘Chúng ta có 10 năm để ngăn chặn thảm họa!’

“Chúng ta có 10 năm để ngăn chặn thảm họa,” ông Maurice Strong, thư ký môi trường Liên Hiệp Quốc đương thời cho biết, đề cập đến các vấn đề môi trường của thế giới, theo tờ báo Thụy Điển Dagens Nyheter.

Chúng ta sắp đóng băng!

Hai nhà địa chất của Đại học Brown đã viết một lá thư cho Tổng thống Richard Nixon, báo cáo rằng một hội nghị có sự tham dự của “42 nhà điều tra hàng đầu của Mỹ và Âu Châu” đã kết luận “sự suy thoái khí hậu toàn cầu, ở mức độ lớn hơn gấp 10 lần những gì mà cho đến nay văn minh nhân loại từng trải qua, là một sự việc được dự báo rất thực tế, và thực sự có thể sẽ sớm xảy ra.”

“Tốc độ hạ nhiệt hiện tại,” họ nói, “có vẻ đủ nhanh để tạo ra nhiệt độ băng giá trong khoảng một thế kỷ nữa.”

59347505_1703410493208

Kỷ băng hà sẽ sớm diễn ra!

“Các vệ tinh không gian cho thấy kỷ băng hà mới sẽ sớm diễn ra”

__The Guardian

Dấu hiệu kỷ băng hà ở khắp mọi nơi!

Một tiêu đề trên Time Magazine đặt ra câu hỏi, “Lại một kỷ băng hà nữa chăng?” 

 

Bản tin này cho biết: “Các dấu hiệu nhận biết có ở khắp mọi nơi — từ độ bền và độ dày bất ngờ của lớp băng ở vùng biển xung quanh Iceland cho đến sự di cư của một sinh vật ưa ấm áp như con tatu (armadillo) từ Trung Tây về phía nam.”

Screen Shot 2023-12-31 at 9.08.23 PM

Xu hướng lạnh đi chưa có dấu hiệu kết thúc!

 

“Một nhóm chuyên gia quốc tế đã kết luận từ tám chỉ số khí hậu rằng xu hướng lạnh đi trong 30 năm qua chưa có dấu hiệu kết thúc, ít nhất là ở Bắc Bán cầu,” The New York Times đưa tin.

Bắc Cực đang tan chảy!

“Nguy cơ có thật là một số người hiện đang ở độ tuổi sơ sinh sẽ sống đến thời điểm băng ở Bắc Cực tan chảy, một sự thay đổi có thể gây ra những biến đổi về khí hậu một cách nhanh chóng và có thể là thảm khốc,” theo The New York Times.

59347505_1703436485221

Một cuộc thảm sát môi trường!

Ông Mostafa Tolba, giám đốc điều hành chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc đương thời, nói rằng nếu thế giới không thay đổi hướng phát triển thì sẽ phải đối mặt với “một thảm họa môi trường với sự tàn phá hoàn toàn, không thể đảo ngược, như bất kỳ vụ thảm sát hạt nhân nào” vào năm 2000, theo tờ New York Times.

Maldives sẽ biến mất vào năm 1992!

Agence France-Presse đưa tin rằng quốc đảo nhỏ bé Maldives có nguy cơ bị “mực nước biển trung bình tăng dần” bao phủ hoàn toàn trong 30 năm tới, đồng thời lưu ý rằng “theo như dự đoán thì sự kết thúc của Maldives và người dân ở đây có thể đến sớm hơn nếu nguồn cung cấp nước uống bị cạn kiệt vào năm 1992.”

 

Maldives vẫn chưa có nguy cơ bị ngập dưới mặt nước. Trên thực tế, bất chấp ngành du lịch bị tàn phá do đại dịch COVID-19, quốc gia này vẫn thu hút những dự án phát triển mới. Hồi tháng Ba, một công ty phát triển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đã ký hợp đồng trị giá 148 triệu USD để xây dựng 120 biệt thự sang trọng trên mặt nước và bên bờ biển trên Đảo San hô phía Nam của thủ phủ Male của Maldives, tờ Hotelier Maldives đưa tin.

59347505_1703437011675

Toàn bộ các quốc gia sẽ chìm dưới nước!

Tờ San Jose Mercury News của California đưa tin: “Ông Noel Brown, một quan chức môi trường cao cấp của Liên Hiệp Quốc, nói rằng toàn bộ các quốc gia có thể bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất do mực nước biển dâng cao, nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu không được đảo ngược vào năm 2000.”
Ông Brown, lúc đó là giám đốc văn phòng New York của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, cho biết: “Lũ lụt ven biển và mùa màng thất bát sẽ tạo ra một cuộc di cư của những người ‘tị nạn sinh thái,’ đe dọa gây ra hỗn loạn chính trị.”

Trẻ em sẽ không biết tuyết là gì!

“Tuyết rơi giờ chỉ còn là quá khứ,” tờ The Independent viết. “Trẻ em sẽ không biết tuyết là gì,” ông David Viner, nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại bộ phận nghiên cứu khí hậu của Đại học East Anglia của Anh quốc, cho biết, và lưu ý rằng trong vòng vài năm nữa, tuyết rơi vào mùa đông sẽ trở thành “một hiện tượng rất hiếm và thú vị.”
Mặc dù tuyết rất hiếm ở miền nam Anh quốc nhưng vào mỗi mùa đông, tuyết vẫn xuất hiện khá nhiều. 
59347505_1703412917067

Trong 20 năm nữa, sẽ không có syrup từ cây phong ở New England!

“Những thay đổi về khí hậu có thể sẽ khiến ngành công nghiệp cây phong đường ở New England bị xóa sổ” trong vòng 20 năm, Albuquerque Journal trích dẫn lời của ông George Hurtt, đồng tác giả của một báo cáo về hiện tượng nóng lên toàn cầu năm 2001 do Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền.
Ngày nay, New England vẫn sản xuất nhiều syrup từ cây phong.

Đến năm 2020, các thành phố Châu Âu sẽ chìm dưới nước!

The Guardian đưa tin về một báo cáo bí mật của Ngũ Giác Đài dự đoán biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, các thành phố lớn Âu Châu sẽ chìm xuống đại dương và Vương Quốc Anh sẽ rơi vào vùng khí hậu “Siberia” vào năm 2020.
59347505_1703438708576

Khí nhà kính sẽ tiêu diệt chúng ta sau 10 năm nữa!

“Trừ phi các biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện trong vòng 10 năm tới, nếu không thế giới sẽ đạt đến điểm không thể vãn hồi,” The Associated Press viết, diễn giải lời của ông Al Gore, một người nổi tiếng là ủng hộ cho lý thuyết nóng lên toàn cầu.

Sau năm 2012 thì quá muộn!

Theo ông Rajendra Pachauri, người đứng đầu đương thời của ủy ban khí hậu Liên Hiệp Quốc, năm 2012 là “thời điểm quyết định” của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. The New York Times đã dẫn lời quan chức này nói rằng, “Nếu không có hành động nào trước năm 2012 thì quá muộn!”
59347505_1703415200035

Bắc Băng Dương không còn băng ngay sau năm 2010!

“Ngay trong năm 2010 hoặc 2015, Bắc Băng Dương có thể không có băng vào mùa hè — điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua,” Canwest News Service của Canada đưa tin, diễn giải lời của ông Louis Fortier, một nhà nghiên cứu vùng cực.
“Băng ở biển Bắc Cực biến mất vào mùa hè trong vòng năm năm?” là một tiêu đề xuất hiện trên Associated Press vào tháng sau đó.
“Với tốc độ này, Bắc Băng Dương có thể gần như không còn băng vào cuối mùa hè năm 2012,” ông Jay Zwally, nhà khoa học khí hậu của NASA, cho biết.

Bắc Cực không có băng vào năm 2013!

“‘Vào năm 2013’ mùa hè ở Bắc Cực không có băng,” BBC đưa tin.
Một nhà nghiên cứu thuộc Khoa Nghiên cứu sinh Hải quân ở Monterey, California, nói với BBC: “Dự báo của chúng tôi cho năm 2013 về việc băng sẽ biết mất vào mùa hè là không tính đến hai mức tối thiểu gần đây nhất, vào năm 2005 và 2007.”
“Vì vậy, dựa trên thực tế đó, quý vị có thể lập luận rằng có lẽ dự đoán của chúng tôi cho năm 2013 đã quá thận trọng.”
59347505_1703415597913

Bắc Cực sẽ tan chảy hoàn toàn!

Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận tuyên truyền chính thức của Trung Quốc, ông Olav Orheim, người đứng đầu Ban Thư ký Năm Địa cực Quốc tế Na Uy, đã nói rằng, “Nếu nhiệt độ trung bình của Na Uy trong năm nay bằng nhiệt độ năm 2007, thì chỏm băng ở Bắc Cực sẽ tan hết, mà điều này rất có thể xảy ra nếu xét theo điều kiện hiện tại.”
Nhiệt độ trung bình của Na Uy đã tăng nhẹ từ năm 2007 đến năm 2008, còn chỏm băng đã không tan.

Bắc Cực không có băng vào năm 2008!

“Bắc Cực có thể không có băng vào năm 2008,” New Scientist đưa tin.
“Hiện tại có lớp băng mỏng năm đầu tiên ngay cả ở Bắc Cực,” ông Mark Serreze, giám đốc Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia, cho biết. “Điều đó làm dấy lên mối lo ngại — có thể — là Bắc Cực không có băng trong năm nay.”
“Thực tế, chúng tôi đang dự đoán rằng trong năm nay, lần đầu tiên [trong lịch sử], Bắc Cực có thể không có băng,” ông David Barber, thuộc Đại học Manitoba, cho biết vào tháng 06/2008.
59347505_1703416879169

Bắc Cực sẽ không có băng sau 5 đến 10 năm nữa!

“Trong 5 đến 10 năm nữa, Bắc Cực sẽ không có băng vào mùa hè,” The Associated Press dẫn lời ông James Hansen, giám đốc Viện Khoa học Vũ trụ Goddard của NASA.

Bắc Băng Dương không có băng ngay sau năm 2014!

Theo USA Today, ông Al Gore đã nói rằng, “Ngay từ đầu năm 2014, Bắc Băng Dương có thể gần như không có băng vào mùa hè.”
“Ngay từ đầu năm 2014, Bắc Băng Dương có thể gần như không có băng vào mùa hè.”
__Ông Al Gore, người nổi tiếng là ủng hộ cho lý thuyết nóng lên toàn cầu

Không có tuyết vào năm 2020!

The Australian đưa tin: “Giờ thì hãy thưởng thức tuyết đi … đến năm 2020, tuyết sẽ biến mất.” Tuyết vẫn rơi ở nước Úc. Trên thực tế, hồi năm ngoái lượng tuyết rơi cao hơn rất nhiều so với mức trung bình.

Bắc Cực không có băng trong 2 năm nữa!

“Nhà khoa học: Bắc Cực không có băng trong hai năm nữa, báo trước thảm họa khí mê-tan,” The Guardian đưa tin.
59347505_1703440312741

Sẽ không còn tuyết nữa!

“Không còn tuyết?” là tiêu đề của một bài xã luận trên New York Times nói về lượng tuyết rơi đã giảm đi ở miền Tây Hoa Kỳ. Nhìn chung, thập niên qua đã đánh dấu mức tuyết rơi giảm không đáng kể trong khu vực này.

Chúng ta sẽ trở nên giống sao Kim với nhiệt độ 250°C và mưa acid sunfuric!

Sau khi Tổng thống đương thời Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris của Liên Hiệp Quốc, theo BBC, nhà vật lý Stephen Hawking đã nói rằng, “Chúng ta đang tiến gần đến điểm bùng phát, khi mà hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên không thể đảo ngược. Hành động của ông Trump có thể đẩy Trái đất đến bờ vực, trở nên giống sao Kim, với nhiệt độ 250°[C] và mưa acid sulfuric.”
59347505_1703427699977 1

Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tuyết biến mất!

“Tuyết sẽ biến mất: Biến đổi khí hậu khiến ngành trượt tuyết của Úc rơi vào tình trạng xuống dốc,” The Sydney Morning Herald đưa tin. Dữ liệu thời tiết cho thấy tuyết rơi khá thường xuyên ở Úc trong những năm gần đây.

Không có băng vĩnh cửu ở Bắc Cực vào năm 2022!

Ông James Anderson, giáo sư hóa học khí quyển của Đại học Harvard, nói: “Cơ may băng vĩnh cửu còn sót lại ở Bắc Cực sau năm 2022 về cơ bản là bằng không.”
59347505_1703441016194

Tuyết sẽ biến mất!

“Tuyết sẽ biến mất” là tiêu đề một bài báo trên Australian Geographic. “Liệu khí hậu ấm lên có thể khiến cảnh quan núi cao hùng vĩ của Úc gặp rủi ro không?”

Một California ‘không có tuyết’!

The Los Angeles Times đăng một bài với tiêu đề: “Một California ‘không có tuyết’ có thể đến sớm hơn chúng ta nghĩ.”
Vài tuần sau, Phòng thí nghiệm Tuyết Trung tâm Sierra của Đại học California, Berkeley thông báo rằng California vừa có tháng Mười Hai có tuyết rơi nhiều nhất, ở mức cao kỷ lục.
Screen Shot 2023-12-31 at 9.10.36 PM

Tuyết sẽ biến mất!

Đề cập đến những dự đoán về việc tuyết biến mất ở miền Tây Hoa Kỳ, Bloomberg đưa tin, “Tuyết biến mất sẽ đe dọa mạng sống của 76 triệu người Mỹ.”
Vài tháng sau, dãy núi Sierra Nevada trải qua mùa đông thứ hai có tuyết được ghi nhận.

Băng Bắc Cực đang mỏng đi ‘không thể đảo ngược’!

“Theo nghiên cứu, băng ở Bắc Cực đã mỏng đi ‘không thể đảo ngược’ kể từ năm 2007,” The Washington Post đưa tin.
Băng đã không mỏng đi nhiều trong thập niên qua.
Kể từ năm 1979, mức băng tối thiểu trong mùa hè đã đạt một mức thấp kỷ lục cứ sau 5 đến 7 năm. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy kể từ năm 2012, không có kỷ lục mới nào.
Ảnh minh họa của The Epoch Times, Getty Images, Freepik, Shutterstock, Bapt, Tài liệu Công cộng
59347505_1703441372600