Giới thiệu sơ lược

"Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới" là một trong những cuộc thi về văn hóa nghệ thuật quốc tế do đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, là nền tảng để các nhà nghệ thuật trên toàn thế giới thể hiện tài hoa, khôi phục nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu tả thực truyền thống.

Cuộc thi yêu cầu người dự thi lấy “thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ” làm tôn chỉ, lấy kỹ thuật vẽ tả thực của học viện chính thống, sáng tạo ra tác phẩm tranh sơn dầu thể hiện nhân vật mang giá trị truyền thống biểu hiện sự quang minh, chính nghĩa, thiện lương, tốt đẹp.

Các mốc thời gian
Hạn cuối nộp hồ sơ
Ngày 15 tháng 01 năm 2023
Gửi thông báo trúng tuyển
Ngày 31 tháng 01 năm 2023
Lễ trao giải
Tháng 6 năm 2023
Đấu giá
Tháng 6 năm 2023
Hạn cuối nộp hồ sơ
Ngày 15 tháng 01
năm 2023
Lễ trao giải
Tháng 6
năm 2023
Gửi thông báo trúng tuyển
Ngày 31 tháng 01
năm 2023
Đấu giá
Tháng 6
năm 2023
Điều kiện dự thi

Các chuyên gia như giáo viên mỹ thuật, nhân viên sáng tạo, sinh viên của các trường cao đẳng nghệ thuật chuyên nghiệp và các tổ chức mỹ thuật, cũng như những người yêu thích mỹ thuật có trình độ chuyên môn, có thể đăng ký tham gia.

Tất cả ban giám khảo của cuộc thi này đều không được dự thi.

Đăng ký tham gia dự thi và chương trình cuộc thi

1. Người đăng ký gửi tài liệu dự thi

1)Hạn cuối đăng ký: Ngày 15 tháng 01 năm 2023 (dự kiến)

2)Tài liệu dự thi:

  1. Giấy tờ tùy thân hợp lệ (Giấy chứng nhận các loại, bản giấy hoặc file điện tử).
  2. Phiếu đăng ký: Nội dung cần ghi rõ tên bài dự thi, chất liệu sử dụng, thời gian hoàn thành sáng tác, kích thước và ý tưởng sáng tạo tác phẩm (trong vòng 100 chữ).
  3. Sơ yếu lý lịch: Cần bao gồm kinh nghiệm của cá nhân và các giải thưởng từng nhận được.
  4. Ảnh bài dự thi (Tối đa 30MB cho một file điện tử duy nhất).
  5. Mô tả: Đối với các họa sĩ có nhu cầu về thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ để tham dự lễ trao giải và các hoạt động liên quan, vui lòng nêu rõ khi đăng ký tham gia cuộc thi; Ban tổ chức cuộc thi sẽ đính kèm các tài liệu hỗ trợ cần thiết cho thị thực của người tham gia đến Hoa Kỳ khi gửi thông báo nhập cảnh.

3) Theo dõi hoàn cảnh đặc biệt của một số người dự thi, cuộc thi này cho phép sử dụng nghệ danh để tham gia. Các họa sĩ muốn sử dụng nghệ danh để tham gia cuộc thi, xin vui lòng thêm nghệ danh khi đăng ký, cuộc thi này sẽ đảm bảo rằng nghệ danh của họ được sử dụng ở nơi công cộng (ví dụ: truyền thông đưa tin, sách, ảnh, v.v.).

4) Lệ phí đăng ký: 75$ (bài dự thi đầu tiên), và 15$ cho mỗi bức bổ sung. Phương thức thanh toán bao gồm thẻ tín dụng, séc du lịch hoặc séc tiền mặt.

5) Trên séc ghi NEW TANG DYNASTY TELEVISION, và ghi rõ “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật”.

6) Phương thức đăng ký:

  1. Đăng ký trên mạng: https://app.ntdtv.com/      điền trực tiếp vào mẫu đăng ký trực tuyến
  2. Email: Đối với họa sĩ không thể đăng ký trực tuyến, vui lòng gửi tài liệu đăng ký bằng tệp đính kèm qua mail: [email protected] với nội dung “NTD International Figure Painting Competition Application” trong phần tiêu đề (subject) của email.

7) Để đảm bảo đủ điều kiện tham gia, vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin tham gia và thanh toán chi phí cho Ban tổ chức cuộc thi trước hạn chót đăng ký.

8) Đối với các tài liệu dự thi được nộp cho Ban tổ chức, Ban tổ chức cuộc thi sẽ không hoàn lại.

2. Lọt vào vòng chung kết

1) Ban tổ chức cuộc thi sẽ công bố các tác phẩm lọt vào vòng chung kết không muộn hơn ngày 31 tháng 01 năm 2023 (dự kiến) và gửi thông báo chung kết qua email.

2) Họa sĩ lọt vào vòng chung kết phải gửi tác phẩm đến Ban tổ chức cuộc thi trước ngày 01 tháng 3 năm 2023 (dự kiến).
Địa chỉ gửi thư: 23 Center Street, Middletown, NY 10940, USA

3) Mô tả: Để tối đa hóa sự an toàn của bức tranh, chúng tôi khuyên bạn nên mua bảo hiểm tương ứng khi gửi thư. Nếu tác phẩm lọt vào vòng chung kết bị hư hỏng trong quá trình gửi, Ban tổ chức cuộc thi sẽ không chịu trách nhiệm. Sau khi nhận được bản gốc của tác phẩm lọt vào vòng chung kết, Ban tổ chức cuộc thi sẽ tháo niêm phong trong vòng 10 ngày, kiểm tra kỹ bản gốc để xác định có còn nguyên vẹn hay không.

4) Các hình thức gửi bao gồm:

  1. Phương thức thứ nhất: gửi đến cùng với khung hình;
  2. Phương thức thứ hai: gửi đến cùng với hộp bên trong (Chi phí khung tranh do họa sĩ lọt vào vòng chung kết chịu);
  3. Phương thức thứ ba: cuộn thành hình trụ gửi (chi phí căng khung và lắp đặt khung tranh do họa sĩ lọt vào vòng chung kết chịu);
  4. Nhằm tạo thuận tiện cho các họa sĩ lọt vào vòng chung kết quyết định phương thức gửi thư, một số khung tranh ưu đãi được nhà tài trợ cung cấp liệt kê như sau để tham khảo:

    18 x 24 inches: US$150
    24 x 36 inches: US$225
    36 x 48 inches: US$350
    48 x 72 inches: US$550

    Chi phí sản xuất và căng khung bên trong là khoảng một phần mười chi phí của khung. Các kích thước khác có thể được ước tính theo diện tích tác phẩm; giá cụ thể sẽ được xác định bởi đơn vị sản xuất dựa trên kích thước của tác phẩm lọt vào vòng chung kết, vật liệu khung tranh, v.v.

3. Triển lãm, trao giải và hoạt động liên quan

1) Triển lãm các tác phẩm lọt vào vòng chung kết "Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới" lần thứ 6 của Tân Đường Nhân dự kiến sẽ được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2023 (thời gian và địa điểm sẽ được xác định sau).

2) Ban tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức lễ trao giải tại địa điểm triển lãm tác phẩm lọt vào vòng chung kết.

3) Trong thời gian triển lãm, Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức các chuyến thăm, giao lưu và các hoạt động khác, trao đổi tâm đắc sáng tạo nghệ thuật, thảo luận làm thế nào để trở về văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Lịch trình sẽ được đính kèm với thông báo lọt vào vòng chung kết và được công bố trên trang web của cuộc thi.

4) Sách ảnh miễn phí: tất cả các họa sĩ lọt vào vòng chung kết tham dự triển lãm và lễ trao giải sẽ được tặng tại chỗ một cuốn “Sách ảnh của cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới vào năm 2023”. Đối với các họa sĩ lọt vào vòng chung kết không thể tham dự triển lãm, chỉ cần trả số tiền tương ứng cho bưu chính cũng có thể nhận được một cuốn sách ảnh miễn phí.

4. Xử lý nguyên tác

1) Lúc triển lãm kết thúc, họa sĩ dự thi có thể tự thu hồi.

2) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc triển lãm, Ban tổ chức cuộc thi bảo quản và gửi lại cho họa sĩ dự thi (chi phí đóng gói, vận chuyển, gửi thư, bảo hiểm do họa sĩ dự thi chịu). Nếu bức tranh không thể gửi về đúng hạn vì lý do từ phía các họa sĩ dự thi, Ban tổ chức sẽ thu phí bảo quản quá hạn là 10$/ngày.

3) Nếu họa sĩ dự thi quyên tặng tác phẩm, Ban tổ chức cuộc thi sẽ gửi một giấy chứng nhận sưu tầm.

4) Mô tả: Vui lòng nêu rõ cách xử lý khi gửi bản gốc của tác phẩm lọt vào vòng chung kết.

5. Sắp xếp chỗ ăn ở và đi lại

Ban tổ chức cuộc thi sẽ giới thiệu khách sạn cho những người tham gia và người đi cùng đến New York để tham dự lễ trao giải.

Tất cả các phí tổn của người tham gia và người đi cùng đến New York để tham dự lễ trao giải và các sự kiện khác đều phải tự chi trả.

6. Bản quyền

1) Họa sĩ dự thi hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý đối với tác phẩm dự thi của mình và được hưởng quyền lợi tương ứng như bản quyền tác phẩm dự thi. Ban tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ lỗi cố ý hoặc vô ý nào của tác giả.

2) Ban tổ chức cuộc thi được hưởng quyền sử dụng bản quyền tác phẩm lọt vào vòng chung kết. Nếu bản gốc và bản sao của nó được bán, các họa sĩ tham gia sẽ nhận được phí bản quyền tương ứng theo thỏa thuận (các chi tiết được đàm phán riêng).

7. Khoản khác

1) Một khi các họa sĩ tham gia nộp đơn đăng ký, điều này sẽ được coi là chấp thuận vô điều kiện tất cả các quy tắc của cuộc thi.

2) Họa sĩ dự thi phải tuân thủ tất cả các sắp xếp của Ban tổ chức cuộc thi. Trong trường hợp có vi phạm, Ban tổ chức cuộc thi có quyền hủy bỏ tư cách tham gia cuộc thi và các giải thưởng mà họ đã giành được. Việc sao chép, tháo dỡ tác phẩm của người khác hoặc bất kỳ việc gian lận tương tự nào, tất cả các hậu quả đều phải tự chịu trách nhiệm.

3) Tất cả các bản quyền âm thanh và video trong cuộc thi thuộc sở hữu của đài truyền hình Tân Đường Nhân.

4) Quyết định của Ban giám khảo cuộc thi được coi là quyết định cuối cùng và không chấp nhận bất kỳ khiếu nại nào.

5) Ban tổ chức cuộc thi có quyền giải thích cuối cùng các quy tắc của cuộc thi và có quyền thay đổi chương trình của cuộc thi.

6) Nếu chương trình cuộc thi có bất kỳ sửa đổi nào, trang web của cuộc thi sẽ công bố.

Cơ cấu giải thưởng

Cơ cấu khác:

Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc (một số người): 1,000$ cho mỗi giải thưởng và giấy chứng nhận giải thưởng;

Giải thưởng nhân văn xuất sắc (một số người): 1,000$ cho mỗi giải thưởng và giấy chứng nhận giải thưởng;

Giải thưởng tân binh xuất sắc (một số người): 1,000$ cho mỗi giải thưởng và giấy chứng nhận giải thưởng;

Giải xuất sắc (một số người): giấy chứng nhận danh dự;

Văn hóa & nghệ thuật
Tôn chỉ và mục đích cuộc thi

Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” nhằm mục đích gì? Chủ tịch Ban giám khảo cuộc thi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ thuật thực tế và ý nghĩa, đồng thời nhấn mạnh chìa khóa để tạo ra một tác phẩm xuất sắc.

Nhìn lại cuộc thi

Kể từ năm 2008, đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tổ chức năm lần "Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật trên toàn thế giới", để ngày càng có nhiều họa sĩ trên toàn thế giới hiểu và tôn vinh mục đích của cuộc thi "thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ". Nhiều họa sĩ cũng nhận ra trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của họ đối với xã hội thông qua các cuộc thi.

Liên quan đến "Tranh sơn dầu tả thực nhân vật"

Tranh sơn dầu là phương pháp vẽ phổ biến và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hội họa phương Tây. Trong các tác phẩm hội họa truyền thống phương Tây, hầu hết đều là các tác phẩm sơn dầu, chủ đề đa dạng thể hiện thần và vẻ đẹp thù thắng của Thiên quốc, đức hạnh của các vị thánh hiền và vẻ đẹp của phong tục dân gian tự nhiên. Trong đó chủ đề nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất, trong khi về mặt kỹ thuật làm nổi bật phép tả thực của phương Tây.

Từ các tác phẩm kinh điển còn sót lại qua các thời đại, chúng ta thấy trí tuệ, tài hoa và tâm huyết của người xưa, cùng các giá trị vĩnh hằng của “Chân, Thiện, Mỹ” mà nhân loại tôn sùng. Trong sự mất mát của giá trị thẩm mỹ và phán đoán của con người ngày nay, những di sản quý giá này đã trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng cho nhân loại để tìm lại giá trị chính thống của nghệ thuật.

Xét về khía cạnh sáng tạo nghệ thuật, học tập người xưa không có nghĩa là rập khuôn theo mà không có sự biến hóa linh hoạt. Một số đỉnh cao văn hóa trong lịch sử đều được gieo mầm từ di sản văn hóa của tiền nhân, từ đó khai hoa kết quả, sáng tạo ra diện mạo mới; hơn nữa, mỗi một nghệ thuật gia đều chịu sự ảnh hưởng bởi đặc điểm tính cách, tư tưởng tình cảm, lý niệm sáng tác cũng như môi trường và thời đại sinh sống của bản thân . Sáng tác gia có lí tưởng lẽ đương nhiên sẽ biết cách lựa chọn, kết hợp ý nghĩa của thời đại sau đó sáng tạo phong cách riêng của bản thân. Mục đích của Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật người Hoa trên toàn thế giới được tổ chức bởi đài truyền hình Tân Đường Nhân là muốn con người tìm lại giá trị nghệ thuật chính thống thuần thiện thuần mỹ, đồng thời mang đến cho các nghệ thuật gia cơ hội để nâng cao kỹ năng và thanh lọc bản thân.

Sau đây chúng ta cùng xem lại giá trị và sự truyền thừa của tranh sơn dầu chính thống, tự nó có tính tất yếu và ý nghĩa sâu sắc riêng.

1. Tả thực [1] là tiêu chuẩn đo lường và đặc sắc của nghệ thuật chính thống phương Tây

Từ xa xưa, nghệ thuật phương Tây đã chú trọng đến việc mô phỏng chân thực các đối tượng tự nhiên để thị giác cảm nhận được cảm giác chân thực; do đó, “tả thực” cũng là tiêu chuẩn cơ bản để đo lường năng lực của một nghệ thuật gia, và nó cũng là ưu điểm lớn nhất của mỹ thuật phương Tây. Nguồn gốc sâu xa của tinh thần “tả thực” này có thể bắt nguồn từ thời cổ đại, từ những bức tượng Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti được vẽ sinh động như thật đến những tác phẩm điêu khắc chân thực lí tưởng trong nghệ thuật Hy Lạp và La Mã. Những ví dụ tương tự có thể nói là đầy rẫy.

Tuy nhiên về phương diện hội họa, nền hội họa cổ đại bị hạn chế bởi chất liệu và kỹ xảo, nó đối với “tả thực và sinh động” vẫn còn một khoảng cách nhất định. Mãi đến thời kỳ Văn nghệ Phục hưng mới có được sự tiến triển đột phá về quan niệm, kỹ xảo và chất liệu, nhờ đó đã đạt được thành tựu rực rỡ chưa từng có.

Những thành tựu tả thực của hội họa trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng chủ yếu được thể hiện trên các phương diện:

  1. Vận dụng nghệ thuật vẽ phối cảnh, từ không gian hai chiều của mặt phẳng kéo dài sang không gian sâu ba chiều giả tưởng.
  2. Nắm vững một cách thuần thục hơn về sự thay đổi của ánh sáng, cảm giác lập thể và trọng lượng của vật cũng chân thực hơn.
  3. Giải phẫu học giúp họa sĩ nhận thức sâu sắc hơn về cơ thể người, sự biến đổi đa dạng của tư thể và kết cấu chuẩn xác của cơ thể.
  4. Khắc họa sống động trạng thái nội tâm và cảm xúc của nhân vật.
  5. Sự chân thật tinh tế trong khuynh hướng cảm xúc của vật thể.

Những thành tựu tả thực này trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng đã đặt nền móng vững chắc cho nền hội họa chính thống phương Tây trong hàng mấy trăm năm sau, đồng thời thiết lập một tiêu chuẩn đo lường của hội họa tả thực. Tất nhiên, sự thành công của tả thực và sự cải tiến của chất liệu là được tiến hành một cách đồng bộ, đặc biệt việc phát minh ra tranh sơn dầu đóng một vai trò vô cùng then chốt trong đó.

2. Sự huy hoàng và phồn vinh của tranh sơn dầu

Nguồn gốc

Vào thời cổ đại, loài người đã biết lợi dụng thuốc màu từ hỗn hợp dầu để tạo màu cho vật thể; những chất liệu dầu ban đầu cũng chỉ được sử dụng để làm làm sơn bóng trên các tác phẩm điêu khắc màu và tranh màu nhạt. Đến đầu thế kỷ XV, hai anh em Van Eyck đến từ Flanders (Hubert và Jan van EYCK) đã trải qua nhiều lần thực nghiệm, sử dụng dầu hạt lanh và dầu hạt cứng trộn với nhựa cây và các chất liệu khác để phát triển một loại sơn màu ổn định có thể khô dần, thay thế lòng đỏ hoặc lòng trắng trứng được sử dụng trong các bức tranh màu nhạt. Sau khi loại dầu cải biến này được trộn với thuốc màu, thì đặc tính của nó trở nên mịn và chậm khô, họa sĩ có nhiều thời gian hơn để vẽ tranh, hình ảnh mượt mà, trong suốt và tươi sáng. Sau khi khô màu sắc không bị biến đổi và có thể duy trì độ bóng trong một thời gian dài. Tranh màu nhạt và tranh tường không có được những ưu điểm này, vì vậy, sau khi chất liệu sơn dầu ra đời, nó trở thành trào lưu mới được yêu thích của giới hội họa, đặc biệt cùng với việc truy cầu sự tả thực và hoàn mỹ của các nhà họa sĩ trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, sự xuất hiện của tranh sơn dầu hệt như một món quà kịp thời đến từ thiên thượng, bề mặt của hội họa có sự thay đổi từ đây.

Tranh sơn dầu thời kỳ đầu kế thừa truyền thống tả thực của phương bắc

Ông Jan Van Eyck vốn là một họa sĩ thủ bản có sở trường miêu tả tinh tế. Sau sự cải biến về chất liệu sơn dầu, ông đã kết hợp phong cách Gothic quốc tế phương Bắc với kỹ thuật sơn dầu, từ đó sáng tạo ra một cách thuần thục những kiệt tác với chất lượng mượt mà, rõ ràng và tươi sáng trên bảng vẽ bằng gỗ. Chẳng hạn các tác phẩm nổi tiếng như Madonna of Chancellor Rolin và The Arnolfini Portrait v.v. Người họa sĩ đã kiên nhẫn sử dụng chất liệu sơn dầu để khắc họa từng chi tiết trong bức tranh, hiệu ứng nhân đôi của mật độ và độ sâu khiến cho cảm xúc của vật thể trở nên tinh tế và chân thực chưa từng có. Tất nhiên, độ tả thực của các họa sĩ phương Bắc như Van Eyck không thật sự toàn diện, bởi vì cảm xúc trong bức tranh dù tinh tế, nhưng biểu cảm nhân vật quá cứng nhắc không tự nhiên, đặc biệt là về tỷ lệ kết cấu và tính thẩm mỹ của cơ thể người thì vẫn còn kém so với các họa sĩ Italia.

Sự phát huy mạnh mẽ của các họa sĩ Italia

Năm 1475, họa sĩ người Italia là ông Antonello da Messina (1430 ~ 1479), do chịu ảnh hưởng của phong cách hội họa Flanders, lần đầu tiên mang kỹ thuật sơn dầu đến Venice, từ đó tranh sơn dầu trở nên thịnh hành khắp Italia.

Các họa sĩ Italia vốn đã có sở trường tả thực, lại có được chất liệu sơn dầu, khiến họ càng thêm thuận lợi hơn, và cũng kích thích những thử nghiệm mới. Các họa sĩ Venice thích sử dụng màu nâu làm nền, và tiếp tục sử dụng phương pháp sơn mờ để thêm màu trắng vào các bức bích họa, những bức tranh do đó mà tối hơn. "Phương pháp Sfumato" độc đáo của Leonardo da Vinci (1452 ~ 1519) được phát huy hết tác dụng nhờ vào đặc tính của sơn dầu, hiệu ứng ánh sáng thay đổi một cách từ từ này có thể thể hiện được tính chất mềm mại của làn da, hình tượng cũng bộc lộ sự nhẹ nhàng và thần bí.

Ông Raffaello Sanzio (1483-1520), nổi tiếng thế giới với những bức bích họa như Học viện Athena v.v, cũng rất xuất sắc về phương diện tranh sơn dầu. Ông đã đúc kết trí tuệ và kinh nghiệm của các họa sĩ đời trước, đồng thời vận dụng kỹ năng tả thực thành thạo của mình để đem các giá trị cổ điển mà thời Văn nghệ Phục hưng sùng bái dung hợp với các ý tưởng tài tình. Ví dụ, tác phẩm The small Cowper Madonna của ông đã thể hiện được hình tượng thuần thiện thuần mỹ của nhân gian, bức họa chân dung với thần sắc cao quý, sự cảm nhận đối với phục sức và vật phẩm cũng rất tinh tế và chân thực. Kiệt tác The Transfiguration trong những năm cuối đời của Raffaello với sự kết hợp khéo léo và phối hợp chặt chẽ giữa hai khung cảnh khác nhau, đã đưa tranh sơn dầu của thời Văn nghệ Phục hưng lên đến đỉnh cao.

Bởi vì các họa sĩ Venice thường sáng tác những bức tranh lớn trên bề mặt tường trong dinh thự của các gia đình thương gia giàu có, họ đã dùng vải bố để thay thế cho bảng vẽ, các bức tranh sơn dầu cỡ lớn do đó mà xuất hiện. Kể từ đó, việc sử dụng vải bố ngày càng trở nên phổ biến và trở thành chất liệu nền chủ yếu cho các bức tranh sơn dầu (support). Đồng thời, tranh sơn dầu với sự tiện lợi của chất liệu và tính biểu hiện phong phú, đã dần thay thế các loại tranh khác và trở thành phương pháp hội họa chủ yếu.

Tinh thần cổ điển với sự kết hợp giữa vẻ đẹp lý tưởng và tả thực

Tả thực dĩ nhiên là một thành tựu lớn của hội họa thời Văn nghệ Phục hưng, nhưng ý nghĩa của thời kỳ Văn nghệ Phục hưng còn bao hàm cả sự phục hưng của tinh thần cổ điển. Tinh thần cổ điển bắt nguồn từ sự theo đuổi hình thức hoàn hảo và giá trị vĩnh hằng trong nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại; nó nhấn mạnh tính hợp lý, rõ ràng, trật tự, hài hòa về tỷ lệ, sự cân bằng và đơn thuần về kết cấu, về phương diện tinh thần thì sùng bái vẻ đẹp tổng thể của sự cao quý, tôn nghiêm, bình hòa và hướng nội. Điều đó có nghĩa là: Nghệ thuật không chỉ là sự mô phỏng tự nhiên một cách chân thực, mà còn thể hiện vẻ điển hình của lí tưởng và hoàn hảo từ diện mạo của tự nhiên nhằm đạt đến giá trị tinh thần vĩnh hằng và cao thượng. Vì vậy, phong cách cổ điển bao hàm các đặc điểm là sự hoàn hảo về hình thức, tĩnh lặng và hướng nội, tao nhã và điềm đạm. Thời kỳ Văn nghệ Phục hưng lấy cảm hứng từ những văn vật cổ khai quật được, do đó đã bao quát được toàn bộ vẻ đẹp lí tưởng và tinh thần tả thực trong hội họa, đạt được những thành tựu chưa từng có và trở thành hình mẫu hội họa cho thế hệ mai sau.

Những thành tựu của các họa sĩ Italia thời kì Văn nghệ Phục hưng đã thu hút rất nhiều nghệ thuật gia từ khắp châu Âu đến Italia để nghiên cứu các văn vật cổ và học hỏi các kỹ năng và kiến thức mới. Kết quả là, những bức tranh sơn dầu cổ điển với lí tưởng tả thực đã lan rộng khắp châu Âu. Trên phương diện kế thừa của nghệ thuật, cũng bắt đầu xuất hiện các học viện mỹ thuật chuyên bồi dưỡng các nhân tài nghệ thuật.

Tinh thần cổ điển và chủ nghĩa hàn lâm:

Ông Giorgio Vasari (1511 ~ 1574), người Italia vào năm 1562 đã thành lập học viện nghệ thuật đầu tiên (Accademia dell 'Arte del Disegno) ở Florence, tại đây các sinh viên được học tập các kỹ năng hội họa, bao gồm cả giải phẫu học và hình học. Mười năm sau, học viện San Luca (Accademia di San Luca) được thành lập tại Rome, chủ yếu tập trung vào phương diện giáo dục và lí thuyết nghệ thuật.

Nước Pháp vào thời vua Louis XIV, đã tham chiếu theo mô thức của Học viện San Luca, sau đó vào năm 1648 đã lập ra Học viện Hội họa và điêu khắc Hoàng gia Pháp[2]. Lý niệm kế thừa của nghệ thuật trong học viện là: Hội họa phải tuân theo những tiêu chuẩn hợp lý. Để đạt được độ chân thực và chuẩn xác,thì phương pháp thấu thị, số học đo đạc tỉ lệ cơ thể người, hình học đo đạc cấu trúc ổn định, kết cấu chính xác, biểu hiện sáng tối, v.v. đều nằm trong danh sách đào tạo cơ bản quan trọng. Sau đó, các học viện được thành lập mô phỏng theo phong cách và phương pháp dạy học của các học viện Pháp và lan rộng ra khắp châu u, ví dụ như Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở Anh là một trong số đó. Đây là truyền thống nghệ thuật mà hội họa phương Tây đã được đào tạo chính quy dưới chế độ trường học, có lí thuyết và được phát triển tiếp tục dưới phương thức học thuật.

Họa sĩ người Pháp thế kỷ 17, ông Poussin [3], người có ảnh hưởng sâu sắc đến lí niệm của học viện nước Pháp, đã từng nói: “Một bức tranh phải chứa đựng nội hàm đạo đức cao nhất, được biểu hiện thông qua việc có thể truyền tải nội hàm trí tuệ trong kết cấu của nó”. Vì vậy, trong lí niệm giáo dục của học viện, ngoài các kỹ thuật tả thực cần thiết, thì sự sáng tạo nghệ thuật còn bắt buộc phải kết hợp với tinh thần cổ điển, truyền tải các giá trị chính thống như tín ngưỡng và đạo đức v.v... đối với xã hội có tác dụng thay đổi âm thầm.

Việc khai quật các văn vật cổ đại như thành Pompeii vào thế kỷ thứ mười tám một lần nữa đã khởi lên phong trào nghiên cứu nghệ thuật cổ đại. Mọi người không chỉ thưởng thức và học hỏi nghệ thuật của thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, mà còn tiến thêm một bước trực tiếp học tập nghệ thuật cổ điển của Hy Lạp và La Mã. Khi Napoléon [4] nắm quyền vào đầu thế kỷ 19, ông thậm chí còn đề xướng nghệ thuật với lý tưởng tinh thần cao quý và cổ đại hùng vĩ, thậm chí còn dẫn dắt các chuyên gia và học giả nghiên cứu và sưu tầm nghệ thuật cổ điển, và ra sức đẩy mạnh trào lưu chủ nghĩa tân cổ điển. Tinh thần chủ nghĩa tân cổ điển không nằm ở việc trực tiếp mô phỏng cổ vật mà là noi theo tính thẩm mỹ của nó, đặc biệt là xem trọng đạo đức cao thượng và sự siêng năng, nghiêm túc, cũng như sự cống hiến tự thân vào tinh thần tả thực.

Họa sĩ người Pháp, ông Jacques-Louis David (1748 ~ 1825) sau khi được Napoléon bổ nhiệm làm họa sĩ cung đình, đã dẫn đầu giới hội họa với tinh thần tả thực cổ điển. Trong các đề tài hội họa, David coi trọng việc mô tả chân thực, khảo cổ và tìm kiếm sự thật, thường lấy tư liệu từ các thần thoại và truyền thuyết cổ đại, các sự tích anh hùng trong lịch sử hoặc các sự kiện quan trọng trong thực tế, từ đó dựa vào tính kịch tính và trang nghiêm để làm nổi bật tình cảm và phẩm đức cao thượng của con người; xem xét việc quá khứ để biết chuyện tương lai, từ đó giáo hóa thế nhân. Về hình thức, ông nhấn mạnh đến biểu hiện lí tính, và lấy phác họa của thời kỳ Văn nghệ Phục hưng làm chuẩn mực, bố cục nghiêm ngặt, chú trọng vào sự hài hòa tổng thể về màu sắc, độ sáng tối và ngoại hình, chi tiết của hình tượng, tính chất cổ điển có tính đơn thuần và rõ nét.

Chủ nghĩa hàn lâm cuối cùng

Mặc dù lý niệm mà nghệ thuật chính thống luôn duy trì được ủng hộ bởi giáo dục học viện, nhưng nó vẫn luôn phải đấu tranh với sự suy đồi của đạo đức và thị hiếu của thế tục. Vào cuối thế kỷ 19, họa sĩ người Pháp là ông Bouguereau (William Adolphe Bouguereau, 1825 ~ 1905) cả đời gắn bó với phong cách nghệ thuật hàn lâm, đã hình thành sự đối đầu với trường phái Ấn tượng sau này.

Ông Bouguereau đã nói với các học trò của mình: “Con người phải tìm kiếm cái đẹp và sự thật, các tác phẩm phải đạt đến trình độ cao nhất”. Đồng thời, có không ít những họa sĩ như Bouguereau kiên định với sứ mệnh lịch sử của mình chẳng hạn như Leiden ở Vương quốc Anh (1830-1896), và Sir Lawrence Alma-Tadema ở Hà Lan (1836-1912) v.v.. Mặc dù họ rất nổi tiếng trên thế giới, nhưng về sau lại bị coi là phái bảo thủ và thậm chí bị lịch sử nghệ thuật phớt lờ. Trên thực tế, kỹ năng tả thực nhân vật của Bouguereau còn có chỗ đột phá cổ nhân, đặc biệt là hình tượng xinh đẹp của phụ nữ và các thiếu nữ, làn da trong suốt và mềm mại, thần sắc thuần chân rung động lòng người, dường như càng gần hơn với cuộc sống tươi đẹp và chân thực. Chỉ là, chủ nghĩa hàn lâm vào thời kỳ cuối tuy đẹp, nhưng lại cảm thấy thiếu đi nội hàm sâu xa và sự rung động, thậm chí không thể phát huy ưu điểm của vẻ đẹp lí tưởng và ký năng tả thực để tạo ra đỉnh cao mới trong nghệ thuật hội họa.

3. Tầm quan trọng của vẽ nhân vật

Cả trong hội họa phương Đông và phương Tây, vẽ nhân vật là đề tài phát triển thành thục sớm nhất và cũng là chủ yếu nhất. Một mặt là do con người quen với việc miêu tả những đối tượng mà họ thân thuộc nhất, mặt khác giữa nghệ thuật và tín ngưỡng có một mối quan hệ mật thiết. Nghệ thuật chân chính của loài người xuất hiện sớm nhất là ở đền thờ Thần, người xưa tin rằng các vị Thần đã tạo ra con người theo hình tượng của chính mình, do đó họ dùng hình tượng của con người để thể hiện Thần.

Vào thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, do sự tiến bộ của tả thực, các họa sĩ không chỉ dùng hình tượng con người chân thật và hoàn hảo để thể hiện Thần, mà còn dùng hình tượng trang nghiêm, từ bi, thánh khiết quang huy để tôn vinh Thần. Cũng chính bởi vì con người là do Thần tạo ra và là sản phẩm hoàn hảo nhất trên thế gian, do đó đã lấy cơ thể con người hoàn hảo làm việc tìm tòi hình thức nghệ thuật cũng đã trở thành phương hướng nỗ lực của các nghệ thuật gia thời kỳ Văn nghệ Phục hưng.

Các kỹ năng tả thực nhân vật dần dần tiến bộ theo thời gian, nhưng độ chặt chẽ và chân thực của nó cũng có sự khác biệt do sự khác nhau trong phong cách vùng miền và thời đại. Trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, các họa sĩ đã có thể thể hiện một cách sinh động ngoại hình và nội tâm của nhân vật, nhưng các họa sĩ Florence trước tiên tập trung vào việc phác họa và kết cấu, còn các họa sĩ Venice thì nghiêng về việc thể hiện màu sắc. Về sau cùng với việc kích thước tranh ngày càng lớn, bút pháp hội họa trở nên giản lược hơn, không còn gọn gàng và tinh tế như những bức tranh sơn dầu vẽ trên bảng gỗ thời kỳ đầu.

Thời kỳ tân cổ điển là một đỉnh cao khác của tả thực nhân vật sau thời kỳ Văn nghệ Phục hưng. Ví dụ, các nhân vật dưới nét bút của David không chỉ sống động chân thực, hình tượng rõ nét mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức và tôn nghiêm của con người, đồng thời cô đọng thành sức mạnh tinh thần để thăng hoa nội tâm. Còn các họa sĩ theo chủ nghĩa lãng mạn với phong cách hội họa kích thích bộc lộ tình cảm mãnh liệt thì hiển nhiên trên phương diện kết cấu nhân vật và nét vẽ thì không cẩn thận và chuẩn xác như thời kỳ tân cổ điển, điều này cũng phản ánh sự khác biệt về thị hiếu thời đại và ký năng hội họa cơ bản.

Trong các đề tài hội họa chính thống thể hiện phẩm chất đạo đức cao thượng của con người, thì biểu hiện của nhân vật chính là linh hồn của bức tranh. Các nhân vật có sinh động và hình tượng có phù hợp hay không đều có liên quan trực tiếp đến sự thành công của hội họa. Biểu hiện nhân vật thành công chạm vào lòng người dựa vào sự chân thực xúc động, thường đạt được những hiệu quả mà ngôn ngữ và văn tự khó sánh kịp, đồng thời cũng nêu bật ưu điểm của bản thân nghệ thuật hội họa.

Chờ đợi sự trở lại của giá trị nghệ thuật chính thống

Dưới góc độ lịch sử phát triển nghệ thuật, kỹ năng tả thực khách quan và nội hàm thuần thiện thuần mỹ mà hội họa chính thống đề xướng được mọi dân tộc chấp nhận và yêu thích trong bất ký thời kỳ nào và tuyệt sẽ không bao giờ mất đi giá trị bởi sự thay đổi của thời gian và không gian. Bởi vì nó phù hợp với sự lương thiện của con người, nó cũng là tiêu chuẩn vĩnh hằng của nghệ thuật.

Nghệ thuật có ảnh hưởng không thể nhận thấy đối với xã hội loài người, hơn nữa tác động của nó là không nhỏ. Trong thời đại ngày nay khi đạo đức, nhân tâm và trật tự xã hội đang rất cần được nâng cao thì các nghệ thuật gia là người có trách nhiệm với xã hội. Phương thức sáng tạo nghệ thuật ngày nay có thể nói là đa dạng, đủ loại trường phái ra đời khiến người ta hoa cả mắt. Nhưng hãy tự hỏi bản thân, đâu là cái thật sự chạm đến nhân tâm? Đâu là cái khởi tác dụng tích cực trong việc dẫn dắt xã hội? Đâu là những tác phẩm bất hủ tồn tại mãi với thời gian?

Chúng tôi tin rằng việc kế thừa các quan niệm đạo đức chính thống tốt đẹp, đồng thời thúc đẩy nghệ thuật thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ sẽ là nền tảng để mang lại hạnh phúc lợi lạc cho con người và xã hội, thiết lập một tương lai tươi sáng cho thế giới. Tha thiết hi vọng rằng các nghệ thuật gia có lí tưởng có thể nhân cơ hội thông qua cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật này, tìm thấy sứ mệnh của một người làm nghệ thuật, và tạo ra những vinh quang lớn hơn cho lịch sử.

Chú thích:

[1] Thông thường có hai cách hiểu về thuật ngữ "tả thực". Thứ nhất là tả thực trên thị giác, tức là sự mô phỏng một cách chân thực các đối tượng tự nhiên để thị giác có được cảm giác chân thực; thứ hai là tả thực các hiện tượng xã hội, mô tả một cách sâu sắc đủ loại hình thái đời sống và sinh hoạt chân thực của các giai tầng trong xã hội. Tả thực được viết trong bài này chủ yếu là nghĩa thứ nhất.

[2] Académie royale de peinture et de sculpture, vào năm 1803 khi Napoléon chấp chính, Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia và Học viện âm nhạc Pháp được thành lập vào năm 1669 cùng với Học viện Kiến trúc Pháp được thành lập vào năm 1671, ba học viện này được sát nhập thành Học viện Nghệ thuật Pháp.

[3] Đến Rome để học tập lí thuyết và tác phẩm của các bậc thầy Italia thời Văn nghệ Phục hưng, đặc biệt là Raffaello. Ông tin rằng một bức tranh phải chứa đựng nội hàm đạo đức cao nhất, được thể hiện thông qua việc có thể truyền tải nội hàm trí tuệ trong kết cấu của nó. Để hội họa có thể trở thành một phương thức biểu đạt rõ ràng mạch lạc, mang lại lợi ích cho người xem,ông đã sử dụng bối cảnh một sân khấu nhỏ bằng mô hình sáp để luyện tập phác họa và thu phát ánh sáng, sau đó vẽ vô số tác phẩm dựa trên hiệu ứng của mô hình này để hoàn thành bản thảo cuối cùng . Năm 1642, ông Charles Le Brun (1619 ~ 1690), đã đến Rome để học lý thuyết và kỹ năng hội họa với Poussin trong thời gian bốn năm. Dưới thời thời Louis XIV, khi ông được bổ nhiệm làm viện trưởng học viện Nghệ thuật, ông đã xây dựng các quy định cho học viện, thiết lập chiều hướng nghệ thuật nước Pháp, thúc đẩy sự trỗi dậy của các họa sĩ theo chủ nghĩa tân cổ điển sau này.

[4] Napoleon Bonaparte,1769~1821

Liên hệ với chúng tôi

Nếu có yêu cầu hoặc kiến nghị vui lòng liên hệ với chúng tôi.


Email
[email protected]

Điện thoại
1-888-477-9228

Fax
1-888-600-1998

Ủng hộ chúng tôi

Tài trợ và quyên góp

NTDTV Global Competition Series đang tìm kiếm các doanh nghiệp và đối tác quan tâm hợp tác lâu dài. Sự đóng góp của quý vị sẽ hỗ trợ NTDTV khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa và thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến việc tài trợ và quyên góp cho NTDTV Global Competition Series, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Email: [email protected]