Khám phá Nữ Thần bên trong
Evangeline Zhu hay còn gọi là Eden Zhu (Chu Dĩnh Xu) lớn lên ở Trung Quốc nhưng chỉ sau khi đến Hoa Kỳ cô mới hiểu được những ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong văn hóa Trung Hoa.
Vài năm trước, tại một cuộc thi vũ đạo quốc tế ở thành phố New York, hàng trăm ánh mắt háo hức dõi theo hình dáng của Eden Zhu, một mình đứng dưới ánh đèn sân khấu. Cô có một lựa chọn: Làm thế nào để thể hiện nhân vật Hằng Nga?
Hằng Nga vốn là một tiên nữ, câu chuyện về cô và phu quân của cô, Hậu Nghệ, cũng nổi tiếng ở Trung Quốc như chuyện Romeo và Juliet ở phương Tây. Hậu Nghệ tuy không phải thần tiên nhưng lại có năng lực rất lớn. Anh đã cứu thế giới khi bắn hạ chín mặt trời đang thiêu đốt các vùng đất bằng cung và tên của mình, khiến anh được nhiều người nể phục.
Tương truyền rằng Hằng Nga uống một loại tiên dược trường sinh bất tử và bay lên cung trăng (một ẩn dụ về Thiên đường), để lại chồng mình ở trần gian.
Các cách diễn giải của câu chuyện này chỉ khác nhau ở lý do tại sao Hằng Nga uống thuốc tiên.
Ở Trung Quốc, cô Zhu được dạy rằng Hằng Nga uống thuốc tiên để ngăn không cho một trong những đệ tử của Hậu Nghệ lấy trộm.
Sau khi cô Zhu rời Trung Quốc, các giáo viên mới của cô đã đưa ra một lời giải thích khác về lý do tại sao Hậu Nghệ bị ngăn không được bay lên Trời cùng vợ: chính vì lòng kiêu hãnh của anh.
Cô Zhu nói rằng đây là “một cách giải thích thú vị hơn”. Sự kiêu ngạo của Hậu Nghệ có nghĩa là anh không có chỗ trên Thiên Quốc – Thần ban thưởng cho đức hạnh chứ không phải thành tựu. Vì vậy Hằng Nga đã trở về cung trăng một mình.
Hai phiên bản khác nhau này của câu chuyện có lẽ vẫn lưu giữ trong suy tư triết học của cô Zhu, ngoại trừ thực tế là cô cần biết mình nên múa như thế nào: như một người vợ ghen tuông bảo vệ thần dược của chồng, hay như một vị Thần sắp quay về Thiên Quốc, tiếc thương cho những khiếm khuyết khiến con người bị xiềng xích trong luân hồi.
“Lúc đầu, tôi không hiểu tâm trạng của cô ấy,” cô Zhu nói, hồi tưởng lại sự bối rối của mình. “Sau khi tôi tìm ra ý nghĩa thực sự của câu chuyện, trong tiết mục biểu diễn đó tôi có thể biểu đạt [thông điệp] một cách rõ ràng thông qua các động tác của mình.” Trong điệu múa đó, cô Zhu đã miêu tả nỗi đau da diết của Hằng Nga khi một mình trở về Trời.
Cô gái có tên Eden
Cô Zhu là một nghệ sỹ múa của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun từ năm 14 tuổi. Đây là đoàn nghệ thuật duy nhất trên thế giới thực hiện sứ mệnh phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa, vốn là đặc ân của Thần nơi nhân thế.
Mặc dù lớn lên trong một gia đình đam mê nghệ thuật – cô được dạy piano từ năm 5 tuổi và bắt đầu học múa ngay sau đó – Cô Zhu nói rằng chỉ sau khi rời Trung Quốc đến Hoa Kỳ, cô mới hiểu được ý nghĩa sâu xa của nền văn hóa bao quanh mình từ khi còn nhỏ.
Ở New York, giữa những người cùng chí hướng, cô phát hiện ra rằng bí mật bên trong nền văn hóa đó là về việc nâng cao đạo đức, sống một cuộc sống đức hạnh – chứ không phải sự phô trương thường thấy ngày nay.
Khi cô Zhu tập luyện và biểu diễn, cô kết nối với sự uyên thâm của những câu chuyện dân gian cổ xưa.
Xuất ra từ trái tim
Cô Zhu giải thích rằng vũ đạo Trung Hoa cổ điển có câu: “Xuất phát từ tâm, chuyển ra từ nội tâm”. Nó có nghĩa là một khi người nghệ sỹ biểu diễn biết mình muốn thể hiện điều gì, thì cô ấy sẽ bắt đầu từ trung tâm bên trong cơ thể và chuyển các suy nghĩ của mình thành các động tác vũ đạo. Đây là lý do vì sao cô Zhu cần biết rõ cơ điểm của Hằng Nga.
Hành trình đi vào cốt lõi của văn hóa {Trung Hoa} đã giúp cô Zhu nhận ra rằng suy nghĩ của cô nên được xây dựng trên nền tảng đạo đức. “Giáo viên về Trung Hoa cổ điển dạy chúng tôi rằng nếu một người muốn làm những điều vĩ đại thì cần phải có ba điều kiện: thiên ý, đức hạnh, và tài năng.” Cảm nhận rằng số phận của cô đã được an bài, và việc làm tốt công việc của mình có nghĩa là hành động có đạo đức ở bất cứ nơi đâu cô đến, giờ đây đã định hướng cuộc đời của cô Zhu.
Cô cho biết cội nguồn tâm linh này đã bị lãng quên ở quê hương mình. “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, những đức tính Nho gia cổ xưa, được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc, “có thể vẫn được viết trong sách giáo khoa, nhưng người Trung Quốc hiện đại không thực sự nhận ra các giá trị của văn hóa truyền thống”.
Nhận thức mới về truyền thuyết Hằng Nga đã khiến cô Zhu phải suy ngẫm lại mọi điều cô từng nghĩ mình biết về văn hóa Trung Hoa.
Cô nói rằng hệ thống giáo dục hiện đại của Trung Quốc coi các giá trị truyền thống của Trung Quốc, chẳng hạn như niềm tin vào sự tồn tại của Thần và Thiên Quốc, là “mê tín phong kiến”. Và trong khi Trung Quốc cổ đại thường được miêu tả là một xã hội u ám , vô vọng, áp bức và lạc hậu chỉ chờ được cách mạng, thì cô Zhu lại nghĩ khác, khi khám phá ra một xã hội đầy màu sắc và đa dạng qua các áng văn chương.
“Trái ngược với những gì tôi được dạy ở trường, người xưa đã truyền lại cho chúng ta rất nhiều di sản tuyệt vời,” cô nói, một phần đề cập đến những nghệ sỹ như Vương Hy Chi, với những bài thơ thư pháp của ông. Người ta nói rằng ông và 42 đồng môn đã sáng tác thơ trong cuộc thi uống rượu tính giờ. “Lời tựa cho những bài thơ trong Lan Đình Tự Tập” của ông vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển nhất ở Trung Quốc và được sao chép bởi các nhà thư pháp lừng danh mãi cho đến ngày nay.
Cô Zhu cảm nhận rằng chính sự tôn vinh di sản văn hóa mà các nghệ sỹ múa Shen Yun và dàn nhạc truyền cảm theo phong cách Đông Tây kết hợp đã mang đến cho cuộc sống ân điển, tính nhân văn và tinh thần hài hước.
Cô cho biết rất vinh dự khi được làm việc giữa những đồng nghiệp tài năng và tận tâm. “Khi chúng tôi biểu diễn trên sân khấu ở nhiều địa phương trên khắp thế giới, tôi cảm nhận được một nguồn năng lượng rất thuần chính và mạnh mẽ không gì sánh được. Tôi muốn truyền lại sức mạnh này đến tất cả mọi người.”
Thanh Hư biên dịch